hoạt động của Quốc hội, nguyên tắc “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” phải được đảm bảo.
1.2.2. Hình thức cấu trúc
Việt Nam là Nhà nước đơn nhất. Nhà nước Việt Nam có một bộ máy nhà nước duy nhất, mang chủ quyền quốc gia trong quan hệ đối nội và đối ngoại. Tại các đơn vị hành chính lãnh thổ thiết lập các cơ quan chính quyền địa phương, là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, các cơ quan này không có yếu tố chủ quyền nhà nước.
Nhà nước Việt Nam có một hệ thống pháp luật thống nhất, trong đó Hiến pháp là đạo luật tối cao, được thực hiện trên phạm vi toàn quốc.
1.2.3. Chế độ chính trị
Chế độ chính trị của Nhà nước Việt Nam phản ánh bản chất dân chủ của Nhà nước. Yếu tố dân chủ được thể hiện ở quyền làm chủ của nhân dân trong việc tham gia và việc giải quyết các công việc của Nhà nước, xã hội theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Những phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước là giáo dục, thuyết phục, lôi cuốn đông đảo nhân dân tham gia quản lý nhà nước; xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật.
2.BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
2.1. Khái niệm bộ máy nhà nước
Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương có mối quan hệ qua lại với nhau, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
2.2. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động cuả bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam nghĩa Việt Nam
Bộ máy nhà nước Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở những tư tưởng chỉ đạo mang tính chất xuất phát điểm sau đây:
Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng
Điều 4 Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo bằng cách vạch ra đường lối, chủ trương, chính sách để từ đó nhà nước thể chế hóa chúng thành luật và Đảng kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách đó. Đảng còn lãnh đạo bằng sự tiên phong, gương mẫu của các đảng viên.
2.2.2. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất thuộc về nhân dân, có sự phân công,phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước
Cơ cấu tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước bảo đảm tính thống nhất của quyền lực nhà nước. Bộ máy nhà nước ta được tổ chức theo nguyên tắc tập trung quyền lực, quyền lực nhà nước là thống nhất, thuộc về nhân dân nhưng trong bộ máy nhà nước có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn, nhầm lẫn chức năng giữa các loại cơ quan này.27
Nguyên tắc tập trung dân chủ
Điều 8 Hiến pháp năm 2013 quy định “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ”. Nội dung nguyên tắc này thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa sự chỉ đạo tập trung thống nhất giữa cơ quan nhà nước cấp trên với việc mở rộng dân chủ, phát huy tính chủ động, sáng tạo của cơ quan nhà nước cấp dưới và địa phương.
Cơ quan nhà nước ở trung ương có quyền quyết định các vấn đề quan trọng của nhà nước liên quan đến chính trị, văn hóa, an ninh, quốc phòng. Quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên có giá trị bắt buộc đối với cơ quan nhà nước cấp dưới. Tuy nhiên, cơ quan nhà nước cấp trên cũng tạo điều kiện cho các cơ quan nhà nước cấp dưới và địa phương phát huy quyền chủ động trong việc giải quyết các vấn đề quan trọng và tự chịu trách nhiệm.
Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
Pháp chế là một chế độ xã hội trong đó pháp luật được tôn trọng một cách tối đa. Pháp chế đòi hỏi mọi cơ quan nhà nước, mọi tổ chức và cá nhân đều phải nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật. Không chỉ tất cả hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước mà tất cả các hoạt động của tổ chức Đảng, tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp và mọi công dân nhân đều phải được tiến hành theo đúng Hiến pháp và pháp luật vì nhà nước dùng pháp luật để quản lý xã hội.28
2.3. Tổ chức đơn vị hành chính của Việt Nam hiện nay
Khoản 1 Điều 110 Hiến pháp năm 2013 phân định các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:
Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;