Điều 103 Hiến pháp năm 2013.

Một phần của tài liệu Lý thuyết rút gọn Pháp Luật Đại Cương (Trang 45 - 46)

- Liên quan đến tổ chức bộ máy nhà nước:

46 Điều 103 Hiến pháp năm 2013.

- Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm.

Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.

Chánh án Toà án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Chế độ báo cáo công tác của Chánh án các Tòa án khác do luật định.47

2.4.4. Hệ thống cơ quan kiểm sát

2.4.4.1. Về tổ chức

Lưu ý: Cơ cấu tổ chức của hệ thống cơ quan kiểm sát giống như cơ cấu tổ chức hệ thống cơ quan xét xử

Tương tự như cơ cấu tổ chức của hệ thống cơ quan xét xử, hệ thống cơ quan kiểm sát ở Việt Nam hiện đang được tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và các viện kiểm sát quân sự. Tuy nhiên, theo tinh thần tổ chức lại hệ thống tòa án nhân dân, hệ thống Viện kiểm sát cũng được Hiến pháp mới quy định lại theo hướng mở “Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác do luật định”.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu trên cơ sở sự giới thiệu của Chủ tịch nước. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là 5 năm theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.48

2.4.4.2. Về hoạt động

Viện kiểm sát thực hiện hai chức năng được quy định trong Hiến pháp đó là “thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp”.49

Một phần của tài liệu Lý thuyết rút gọn Pháp Luật Đại Cương (Trang 45 - 46)