Khoản 3, Điều 4; khoản 1 Điều 8; khoản 3 Điều 9 Hiến pháp năm

Một phần của tài liệu Lý thuyết rút gọn Pháp Luật Đại Cương (Trang 34 - 35)

Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương;

Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường;

Ngoài ra, còn có đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.

2.4. Bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay

Bộ máy nhà nước Việt Nam được hợp thành từ bốn hệ thống cơ quan nhà nước bao gồm hệ thống cơ quan quyền lực, quản lý, xét xử và kiểm sát cùng với chế định Chủ tịch nước. Ở nước ta, chế định Chủ tịch nước - nguyên thủ quốc gia là một chế định độc lập. Chủ tịch nước không thuộc hệ thống cơ quan nào trong bốn hệ thống cơ quan nhà nước được kể trên. Do đó chúng ta cần nghiên cứu chế định này một cách độc lập.

2.4.1. Chủ tịch nước

Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.

Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu Chủ tịch nước.29

Theo Điều 88 Hiến pháp năm 2013 Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

Về đối nội

- Liên quan đến việc xây dựng pháp luật:

Chủ tịch nước có nhiệm vụ công bố Hiến pháp, luật của Quốc hội và pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Ngoài ra, Chủ tịch nước còn có quyền đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày pháp lệnh được thông qua.30

Một phần của tài liệu Lý thuyết rút gọn Pháp Luật Đại Cương (Trang 34 - 35)