Học viện Hành chính Quốc gia,‘Tài liệu bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà nước chương trình chuyên viên phần I: Nhà nước và pháp luật’, 2001 trang 13.

Một phần của tài liệu Lý thuyết rút gọn Pháp Luật Đại Cương (Trang 47 - 50)

- Liên quan đến tổ chức bộ máy nhà nước:

52 Học viện Hành chính Quốc gia,‘Tài liệu bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà nước chương trình chuyên viên phần I: Nhà nước và pháp luật’, 2001 trang 13.

3.2. Các bộ phận hợp thành hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa xét về mặt cơ cấu bao gồm Đảng Cộng sản, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể nhân dân hoạt động theo một cơ chế nhất định dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, sự quản lý của Nhà nước nhằm thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân để xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm các thiết chế chính trị sau:

3.2.1. Đảng Cộng sản Việt Nam

Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo hệ thống chính trị Việt Nam; Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị chủ yếu bằng các phương pháp sau đây:

- Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách để Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật;

- Đảng kiểm tra, giám sát các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng; chỉnh sửa các hành vi đi chệch hướng so với chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng (nếu có);

- Đảng giới thiệu các đảng viên ưu tú của mình vào giữ các chức vụ chủ chốt trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội;

- Đảng lãnh đạo thông qua vai trò gương mẫu của từng đảng viên và từng tổ chức cơ sở đảng. Như vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam là một thiết chế đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vừa là bộ phận hợp thành, vừa là lực lượng lãnh đạo hệ thống chính trị.

3.2.2. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhà nước giữ vị trí trung tâm trong hệ thống chính trị. Nhà nước là tổ chức quyền lực thể hiện và thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội. Mặt khác, Nhà nước chịu sự lãnh đạo chính trị của Đảng Cộng sản, thực hiện đường lối chính trị của Đảng.

Nhà nước đứng ở vị trí trung tâm trong hệ thống chính trị được thể hiện ở các điểm sau:

Một là, toàn bộ hoạt động của cả hệ thống chính trị, kể cả Đảng lãnh đạo, cũng phải đặt trong khuôn khổ pháp luật hiện hành, chống mọi hành vi xem thường pháp luật;

Hai là, có mối liên hệ thường xuyên và chặt chẽ giữa Nhà nước và nhân dân, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, quản lý đất nước vì lợi ích của nhân dân;

Ba là, không có sự đối lập giữa nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước mà phải bảo đảm sự thống nhất để làm tăng sức mạnh lẫn nhau. Tính hiệu lực và sức mạnh của quản lý nhà nước thể hiện hiệu quả lãnh đạo của Đảng.

3.2.3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận giữ vai trò thực hiện và phát huy dân chủ trong hệ thống chính trị.

Khoản 1 Điều 9 Hiến pháp năm 2013 quy định: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Như vậy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân đại diện cho lợi ích của các cộng đồng xã hội khác nhau tham gia vào hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa tùy theo tôn chỉ, mục đích, tính chất. Các tổ chức này có nhiệm vụ giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, động viên các thành viên của tổ chức mình nhằm phát huy tính tích cực xã hội của các tầng lớp nhân dân, phát huy tính đoàn kết toàn dân, góp phần thực hiện dân chủ và đổi mới xã hội. Ngoài ra, các tổ chức này còn chăm lo lợi ích chính đáng của các thành viên; tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, giữ vững và tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày nay có hơn 40 các tổ chức thành viên, trong đó các tổ chức thành viên tiêu biểu của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có thể kể đến là:

- Đảng Cộng sản Việt Nam;

- Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam;

- Hội Nông dân Việt Nam;

- Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;

- Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh…53

Thành viên Mặt trận tổ quốc Việt Nam đóng vai trò là cầu nối giữa Nhà nước và nhân dân. Nhà nước triển khai pháp luật, chủ trương, chính sách một cách nhanh chóng, hiệu quả thông qua các tổ chức là thành viên của Mặt trận Tổ quốc. Ngược lại, thông qua các tổ chức “đoàn, hội” này, người dân thể hiện nguyện vọng chính đáng của mình, đề cử các thành viên tiêu biểu trong tổ chức mình để ứng cử vào cơ quan quyền lực nhà nước hoặc đứng vào trong hàng ngũ lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Câu hỏi

Một phần của tài liệu Lý thuyết rút gọn Pháp Luật Đại Cương (Trang 47 - 50)