- Liên quan đến tổ chức bộ máy nhà nước:
37 Khoản 1, Điều 113 Hiến pháp năm 2013.
- Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân.
Đây là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết hầu hết các vấn đề trong lĩnh vực quản lý nhà nước đối với các đối tượng khác nhau như cơ quan nhà nước, tổ chức và công dân.
Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn bao gồm:
- Các Bộ và các cơ quan ngang Bộ;
- Sở, (hoặc Cục), Phòng (chi Cục) và công chức chuyên trách cấp xã.
Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chuyên môn này có trách nhiệm quản lý nhà nước trong một ngành hay một lĩnh vực nhất định và là cơ quan giúp việc cho cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung.
• Căn cứ theo chế độ lãnh đạo, các cơ quan hành chính nhà nước chia làm 2 loại:
- Cơ quan tổ chức theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo (thông thường là các cơ quan có thẩm quyền chung);
- Cơ quan tổ chức theo chế độ thủ trưởng (thông thường là các cơ quan có thẩm quyền chuyên môn).
Tuy có sự phân chia thành cơ quan hành chính nhà nước trung ương, địa phương; có thẩm quyền chung hoặc chuyên môn nhưng tất cả các cơ quan hành chính nhà nước này luôn tạo thành một thể thống nhất, quan hệ chặt chẽ với nhau trên nguyên tắc tập trung dân chủ. Các cơ quan nhà nước trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có thể được khái quát như sau:
Phân loại cơ quan hành chính nhà nước
Cơ quan hành chính nhà nước
Thẩm quyền chung (tập thể lãnh đạo)
Thẩm quyền chuyên môn (chế độ thủ trưởng)
Ở trung ương Chính phủ Bộ, cơ quan ngang Bộ
Ở địa phương
Ủy ban nhân dân cấp huyện Phòng và tương đương
Ủy ban nhân dân cấp xã
2.4.2.5. Chính phủ
Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.38
Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ. Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.39
Nhiệm kỳ của chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội mới thành lập Chính phủ mới.40
Căn cứ vào Điều 96 Hiến pháp năm 2013, Chính phủ có một số nhiệm vụ và quyền hạn cơ bản sau đây:
- Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội và Chủ tịch nước;
- Thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia, thực hiện quản lý về cán bộ cán bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước, tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước;
- Lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, hướng dẫn kiểm tra Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do luật định.