Khoản 2 và 3 Điều 88 Hiến pháp năm 2013 32 Khoản 3 và 4 Điều 88 Hiến pháp năm 2013.

Một phần của tài liệu Lý thuyết rút gọn Pháp Luật Đại Cương (Trang 36 - 37)

- Liên quan đến tổ chức bộ máy nhà nước:

31 Khoản 2 và 3 Điều 88 Hiến pháp năm 2013 32 Khoản 3 và 4 Điều 88 Hiến pháp năm 2013.

2.4.2. Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước

Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước còn được gọi là hệ thống cơ quan dân cử, hay hệ thống cơ quan đại diện. Các cơ quan quyền lực nhà nước được nhân dân trực tiếp bầu ra. Ở trung ương có Quốc hội và ở địa phương có Hội đồng nhân dân. Quốc hội có Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực và Hội đồng nhân dân có thường trực Hội đồng nhân dân.

2.4.2.1. Quốc hội

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực tối cao của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội do nhân dân cả nước trực tiếp bầu ra với nhiệm kỳ là 5 năm. Quốc hội làm việc thông qua kỳ họp Quốc hội, mỗi năm Quốc hội họp 2 kỳ.

Căn cứ vào Hiến pháp năm 2013 Quốc hội có những quyền cơ bản sau đây:

Thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp

Lập hiến là ban hành và sửa đổi Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất; còn lập pháp là ban hành và sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật ở cấp độ luật như Luật và Bộ luật.

Thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhànước

Quyền giám sát này được thực hiện thông qua việc xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập.34

Quyền giám sát tối cao còn thể hiện ở hoạt động chất vấn của các đại biểu Quốc hội đối với Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán Nhà nước.35

Trong quá trình giám sát việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của mình, Quốc hội có quyền bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái các văn bản trên.

Một phần của tài liệu Lý thuyết rút gọn Pháp Luật Đại Cương (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w