Điều 104 và 105 Hiến pháp năm 2013 48 Khoản 2 Điều 108 Hiến pháp năm 2013.

Một phần của tài liệu Lý thuyết rút gọn Pháp Luật Đại Cương (Trang 46 - 47)

- Liên quan đến tổ chức bộ máy nhà nước:

47 Điều 104 và 105 Hiến pháp năm 2013 48 Khoản 2 Điều 108 Hiến pháp năm 2013.

48 Khoản 2 Điều 108 Hiến pháp năm 2013.

49 Điều 107 Hiến pháp năm 2013 (pháp là hoạt động bảo vệ pháp luật khi có sự vi phạm. Như vậy, Viện kiểm sát có chức năng kiểm tra việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động như khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án) chức năng kiểm tra việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động như khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án)

Viện kiểm sát hoạt động theo nguyên tắc tập trung, thống nhất lãnh đạo trong trong ngành. Theo đó, Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên. Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.50

Tóm lại, bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được hợp thành từ bốn hệ thống cơ quan nhà nước, được tổ chức từ trung ương đến địa phương bao gồm hệ thống cơ quan quyền lực, quản lý, xét xử và kiểm sát. Bên cạnh đó, Chủ tịch nước là một bộ phận hợp thành bộ máy nhà nước Việt Nam. Chủ tịch nước là chủ thể độc lập, không thuộc hệ thống cơ quan nhà nước nào trong 4 hệ thống cơ quan nhà nước nêu trên.

3.HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM

3.1. Khái niệm chính trị và hệ thống chính trị

3.1.1. Khái niệm chính trị

Chính trị hiểu theo nguyên nghĩa là phạm vi hoạt động gắn với những quan hệ giữa các giai cấp, dân tộc, quốc gia và các nhóm xã hội khác nhau xoay quanh một vấn đề trung tâm - vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước51.

Chính trị là một lĩnh vực có thể tiếp cận ở hai khía cạnh cơ bản: hoạt động chính trị và quan hệ chính trị. Trong đó, hoạt động chính trị là hoạt động xã hội đặc biệt, gắn với việc giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước. Quan hệ chính trị là một loại quan hệ xã hội đặc biệt giữa các chủ thể xoay quanh vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước.

3.1.2. Khái niệm hệ thống chính trị

Hệ thống chính trị theo nghĩa rộng là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội bao gồm các tổ chức, các chủ thể chính trị, các quan điểm, quan hệ chính trị, hệ tư tưởng và các chuẩn mực chính trị, pháp luật.52

Theo nghĩa hẹp, hệ thống chính trị là khái niệm dùng để chỉ hệ thống các tổ chức, các cơ quan thực hiện chức năng chính trị trong xã hội như: các đảng chính trị, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội có mối liên hệ trực tiếp hay gián tiếp với quyền lực chính trị.

Một phần của tài liệu Lý thuyết rút gọn Pháp Luật Đại Cương (Trang 46 - 47)