- Liên quan đến tổ chức bộ máy nhà nước:
41 Điều 22 Luật tổ chức Chính phủ năm 2001.
Ở nước ta hiện nay có 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ gồm Thanh tra Chính phủ, Ủy ban dân tộc, Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Văn phòng Chính phủ.42
Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên của Chính phủ, là người đứng đầu của bộ hay cơ quan ngang bộ, lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ, chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công, tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.43
2.4.2.8. Uỷ ban nhân dân
Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan nhà nước cấp trên.44 Ủy ban nhân dân tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.45
Hiến pháp năm 2013 quy định “Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do luật định.”
2.4.2.9. Các cơ quan quản lý có thẩm quyền chuyên môn ở địa phương
Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chuyên môn ở địa phương là các sở, phòng, công chức chuyên trách cấp xã được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc song trùng trực thuộc và theo chế độ thủ trưởng một người.
Sở, phòng, công chức chuyên trách cấp xã là cơ quan giúp việc cho Uỷ ban nhân dân, quản lý nhà nước trong phạm vi lãnh thổ của mình. Người đứng đầu các cơ quan này (các Giám đốc sở ở cấp tỉnh, Trưởng phòng ở cấp huyện và Công chức chuyên trách ở cấp xã) do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tương ứng quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm.
2.4.3. Hệ thống cơ quan xét xử
2.4.3.1. Về tổ chức
Điều 127 Hiến pháp 1992 (được sửa đổi bổ sung năm 2001) quy định “Toà án nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự và các Toà án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Tuy nhiên, trên