Tổ chức quản lý lao động trong nhà hàng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả công việc của từng nhân viên trong nhà hàng. Hơn nữa, nhân sự nhà hàng được bố trí ở 3 bộ phận chuyên môn là bếp, bàn, bar với nội dung công việc vừa có sự khác biệt, vừa phải phối hợp đồng bộ để cùng thực hiện mục đích phục vụ khách ăn uống. Vì vậy, công tác tổ chức và quản lý nhân sự của nhà hàng cần phải được hoàn thiện để tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp, tăng năng suất lao động, đảm bảo mỗi người đều “làm đúng việc” và “làm việc đúng”.Vì vậy nhà hàng cần :
- Tạo được sự cam kết về chất lượng trong nội bộ đòi hỏi phải có sự thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận.
- Ban quản lý nhà hàng cần thường xuyên đánh giá chất lượng đội ngũ nhân viên mỗi ca.
Ý kiến đánh giá cần xuất phát từ 3 đối tượng chủ yếu: quản lí nhà hàng, giám sát ca và bản thân nhân viên tự đánh giá. Sau đó kết hợp với các số liệu thống kê về ngày công, ý kiến của khách… để đưa ra những đánh giá đúng đắn nhất về kỹ năng giao tiếp, thái độ làm việc và kỹ năng phục vụ của mỗi nhân viên.
Khách sạn cần chú trọng các chính sách đãi ngộ nhân viên vì đây là động cơ thúc đẩy họ làm việc lâu dài tại khách sạn. Quản lí nhà hàng có thể đệ trình với Ban quản lí khách sạn tăng thêm mức phụ cấp và tiền thưởng cho nhân viên bàn để họ đảm bảo cuộc sống, đặc biệt là những nhân viên mới, có trình độ tay nghề nhưng có mức thu nhập thấp do chính sách trả lương theo hệ số. Ngoài chính sách đãi ngộ về vật chất, quản lí nhà hàng nên phối hợp với Phòng Nhân Sự quan tâm đến đời sống tinh thần của nhân viên như: thăm hỏi khi đau ốm giúp đỡ khi gặp khó khăn, tổ chức cho nhân viên đi du lịch mỗi năm, khen
thưởng nhân viên xuất sắc mỗi tháng,… giúp nhân viên yên tâm làm việc và gắn bó lâu dài với khách sạn.
- Lãnh đạo cần thường xuyên nghiên cứu, học tập kinh nghiệm tốt của những nhà hàng trong nước và ngoài nước để rút kinh nghiệm, rút ra những bài học cần thiết để áp dụng vào doanh nghiệp mình, phải biết lắng nghe ý kiến của khách hàng để cải tiến chất lượng phục vụ.