Gánh nặng nợ
Quan điểm của Lerner (1948)
Theo quan điểm của Lerner (1948), nợ trong nước không tạo gánh nặng nợ cho thế hệ tương lai. Những thành viên của thế hệ tương lai đơn giản là nợ với nhau. Khi thanh toán nợ, có sự chuyển giao thu nhập từ nhóm người không nắm giữ trái phiếu chính phủ sang nhóm người nắm giữ trái phiếu chính phủ. Vì thế, xét về tổng thể thì thế hệ tương lai không bị thiệt hơn trên quan điểm mức tiêu dùng vẫn giữ nguyên như là nó có thể có. Tuy nhiên, vấn đề sẽ hoàn toàn khác nếu như quốc gia đi vay ở nước
25
ngoài. Thế hệ tương lai phải chịu đựng một gánh nặng, vì mức độ tiêu dùng của họ sẽ bị giảm bằng khoản tiền vay cộng với lãi tích lũy phải trả cho nước ngoài.
Mô hình liên thế hệ
Theo mô hình này tất cả các khoản vay bao gồm khoản vay trong nước và khoản vay nước ngoài đều tạo ra gánh nặng nợ.
Sự công bằng giữa các thế hệ:
Vay nợ để đầu tư cơ sở hạ tầng làm cho thế hệ tương lai có cuộc sống tốt.
Đánh thuế là để chuyển giao thu nhập giữa người giàu và nghèo trong cùng 1 thế hệ.
Thời gian qua, để hướng đến chính sách công bằng liên thế hệ, Chính phủ VN đã có cố gắng để duy trì trong cơ cấu nợ công của VN với tỷ lệ nợ trong nước cao hơn so với nợ nước ngoài. Nợ nước ngoài chủ yếu là ODA và quy mô của nó vẫn nằm trong tỷ lệ khống chế của Chính phủ. Đồng thời, thông qua các chương trình đầu tư công, nợ công của Việt Nam được chuyển tải vào các dự án đầu tư, cải thiện cơ sở hạ tầng tạo nền cho sự phát triển kinh tế bền vững. Điều này thể hiện qua chi tiêu công cho bốn khu vực như giáo dục, y tế, giao thông và nông nghiệp đã tăng đáng kể hơn thập kỷ qua, đặc biệt là giáo dục và vận tải.
Mô hình tân cổ điển
Lý thuyết tân cổ điển cho rằng vay nợ gây chèn lấn đầu tư khu vực tư. Khi Chính phủ thực hiện dự án, cho dù được tài trợ bằng thuế hay vay nợ, thì những nguồn lực đều lấy từ khu vực tư. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nợ chính phủ làm giảm lượng vốn để lại cho thế hệ sau, làm cho thế hệ tương lai có thu nhập thấp hơn Như vậy, nợ có ảnh hưởng đến vốn đầu tư của khu vực tư và tạo ra gánh nặng cho thế hệ tương lai. Để khắc phục chèn lấn, yêu cầu các dự án đầu tư của Chính phủ phải có hiệu quả để thu hút lại sự đầu tư của khu vực tư.
26
Trong mô hình tân cổ điển việc vay mượn của chính phủ để chi cho đầu tư công làm giảm đầu tư tư nhân được thể hiện qua mô hình giả thuyết chèn lấn (crowding out hypothesis)
Khi chính phủ tăng mức vay của một quốc gia sẽ gây ảnh hưởng đến nền kinh tế dưới hình thức là tăng lãi suất. Do đó, khả năng cho vay của nền kinh tế bị hấp thụ khiến các doanh nghiệp ít muốn đầu tư vốn vào các dự án kinh doanh mới. Điều này là do các công ty thường dựa vào tài chính để có thể đủ khả năng chi trả cho những loại đầu tư này; khi chi phí cơ hội của việc dựa vào nguồn tài chính (tiền đi vay) tăng lên, các khoản đầu tư đáng giá về mặt tài chính sẽ trở nên quá đắt đỏ và do đó không sinh lời. Lãi suất tăng sẽ không khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân đầu tư do đó việc vay mượn của chính phủ để chi phí đầu tư công làm giảm đầu tư tư nhân.
Mô hình Ricardo
Khi chính phủ vay nợ, nhóm người già nhận thấy con cháu của họ sẽ bị thiệt hại hơn do đó nhóm người già phản ứng gia tăng thu nhập dưới dạng di sản để lại cho con cháu với mức bằng khoản tiền đủ để trả phần thuế tăng thêm mà thế hệ tương lai phải chịu. Do đó hình thức tài trợ của chính phủ bằng nợ hay thuế không có sự khác biệt (gọi là mô hình Ricardo). Các thế hệ sẽ có cùng mức tiêu dùng như trước khi chính phủ vay nợ. Mỗi thế hệ tiêu dùng chính xác một số tiền giống nhau như trước khi chính phủ vay nợ.
Tác động của nợ chính phủ
Tác động tích cực: Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, chính phủ có thể vay nợ để gia tăng chi tiêu, đầu tư vào các công trình công cộng, nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế.
Tác động tiêu cực:
Gia tăng lãi suất do phát hành trái phiếu chính phủ gây chèn lấn đầu tư và xuất khẩu.
Tăng tỷ giá đồng nội tệ dẫn đến xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng gây thâm hụt cán cân thương mại
27
Gia tăng lạm phát do khi chính phủ vay nợ nước ngoài hình thành dòng vốn từ nước ngoài chuyển vào nếu quốc gia đó vẫn áp dụng tỷ giá cố định thì ngân hàng trung ương sẽ tăng lượng cầu tiền và gây ra lạm phát.