Giải thích các biến sử dụng trong mô hình

Một phần của tài liệu TIÊU LUẬN TÀI CHÍNH CÔNG: NGƯỠNG NỢ CÔNG TỐI ƯU CHO CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 40 - 49)

2.1.2.1. Kỳ vọng

Dựa trên các nghiên cứu trong và ngoài nước, kỳ vọng về mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc trong mô hình hay tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế, nhóm tác giả kỳ vọng các biến số tỷ lệ đầu tư nước ngoài trực tiếp trên GDP, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và độ mở thương mại sẽ tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn nhóm tiến hành nghiên cứu (1996 – 2020). Độ mở thương mại, đầu tư nước ngoài trực tiếp có ý nghĩa rất lớn đối với chính sách tăng trưởng kinh tế, việc tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế thông qua vay nước ngoài cũng như mở rộng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam là cơ sở để mở rộng các hoạt động đầu tư công cho nền kinh tế, tạo động lực tăng trưởng cho tương lai. Bên cạnh đó nhóm kỳ vọng các biến số tỷ lệ lạm pháp, tỷ lệ thất nghiệp trên tổng lực lượng lao động sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.

2.1.2.2. Giải thích các biến sử dụng trong mô hình

Biến phụ thuộc.

Tốc độ tăng trưởng GDP (%)

Tốc độ tăng trưởng GDP đo lường tăng trưởng kinh tế liên quan đến tổng sản phẩm quốc nội GDP theo từng thời kì, được kiểm soát và điều chỉnh theo lạm phát và được biểu lộ theo nghĩa thực, trái ngược với các khái niệm danh nghĩa. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thực được biểu thị bằng phần trăm thể hiện tốc độ thay đổi trong GDP của một quốc gia, thường là từ năm này sang năm khác. Biến này được sử dụng trong các nghiên cứu Pattillo và công sự (2002), Checherita và Rother (2010), N. Mupunga và P. le Roux (2015).

35 Công thức tính tốc độ tăng trưởng GDP (%)

𝑮𝑫𝑷𝒓𝒕 = 𝑮𝑫𝑷𝒓

𝒕 − 𝑮𝑫𝑷𝒓𝒕−𝟏

𝑮𝑫𝑷𝒓𝒕−𝟏 ∗ 𝟏𝟎𝟎%

Những cải cách kinh tế từ năm 1986 kết hợp với những xu hướng toàn cầu thuận lợi đã nhanh chóng giúp Việt Nam phát triển từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong vòng một thế hệ. Từ năm 2002 đến 2020, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt gần 2.800 USD.

Đặc điểm tốc độ tăng trưởng GDP của năm quốc gia Đông Nam Á

Việt Nam

Hình 4: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam (1996 – 2020)

Nguồn: World Development Indicators

Nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng kể trong những giai đoạn khủng hoảng, mới đây là đại dịch COVID-19. GDP Việt Nam 2019 tăng 7,02%, vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra từ 6,6% đến 6,8%. Đây là năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt trên 7% kể từ năm 2011. Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng 7,08% của năm 2018 nhưng cao hơn mức tăng của các năm 2011 - 2017. Năm 2020 Việt Nam là một trong số ít các quốc

36

gia ghi nhận tăng trưởng GDP dương khi đại dịch bùng phát. Tuy mức tăng GDP 2,91% trong năm là mức thấp nhất của thập kỷ 2011-2020 nhưng đây là một thành công lớn trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng rất nhiều tới nền kinh tế hiện nay. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.

Philiippines

Hình 5: Tốc độ tăng trưởng GDP của Philippines (1996 – 2020)

Nguồn: World Development Indicators

Philippines từng là một trong những nền kinh tế năng động nhất ở khu vực Đông Á Thái Bình Dương. Tăng trưởng trung bình hàng năm tăng lên 6,4% trong giai đoạn 2010-2019 từ mức trung bình 4,5% trong giai đoạn 2000-2009. Với tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng, tầng lớp trung lưu ngày càng tăng, dân số đông và trẻ, sự năng động của nền kinh tế Philippines bắt nguồn từ nhu cầu tiêu dùng mạnh mẽ được hỗ trợ bởi thị trường lao động sôi động và lượng kiều hối dồi dào.

Tuy nhiên, các biện pháp kiểm dịch cộng đồng và đại dịch COVID-19 được áp dụng tại nước này đã tác động nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm

37

nghèo. Tăng trưởng giảm đáng kể vào năm 2020, do tăng trưởng tiêu dùng và đầu tư giảm mạnh, và trầm trọng hơn do xuất khẩu, du lịch và kiều hối giảm mạnh.

Indonesia

Hình 6: Tốc độ tăng trưởng GDP của Indonesia (1996 – 2020)

Nguồn: World Development Indicators

Nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, Indonesia. Kinh tế của Indonesia tuân theo kế hoạch phát triển 20 năm, kéo dài từ 2005 đến 2025. Nó được phân thành các kế hoạch phát triển trung hạn 5 năm, mỗi kế hoạch có các ưu tiên phát triển khác nhau. Kế hoạch phát triển trung hạn hiện tại là giai đoạn cuối của kế hoạch dài hạn. Nó nhằm mục đích tăng cường hơn nữa nền kinh tế Indonesia bằng cách cải thiện nguồn nhân lực và khả năng cạnh tranh của đất nước trên thị trường toàn cầu.

Tuy nhiên, Indonesia vẫn phải đối mặt với những thách thức phát triển đáng kể. Ngoài ra, cuộc khủng hoảng toàn cầu do đại dịch COVID-19 gây ra đã tạo ra những trở ngại chưa từng có đối với các mục tiêu phát triển của Indonesia. Với nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch, Indonesia đã từ mức thu nhập trên trung bình cao xuống mức thu nhập trung bình.

38

Campuchia

Hình 7: Tốc độ tăng trưởng GDP của Campuchia (1996 – 2020)

Nguồn: World Development Indicators

Trong hai thập kỷ qua, Campuchia đã trải qua một quá trình chuyển đổi đáng kể, đạt đến mức thu nhập trung bình thấp hơn vào năm 2015 và mong muốn đạt được mức thu nhập trung bình cao hơn vào năm 2030. Được thúc đẩy bởi xuất khẩu hàng may mặc và du lịch, nền kinh tế Campuchia đã duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 7,7% từ 1998 đến 2019, khiến nó trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới.

Tuy nhiên, Campuchia đang trải qua sự bùng phát trở lại của các trường hợp COVID-19, điều này đã làm chậm quá trình phục hồi.

39

Hình 8: Tốc độ tăng trưởng GDP của Thái Lan (1996 – 2020)

Nguồn: World Development Indicators

Theo World Development Indicators, trong vòng bốn thập kỷ qua, Thái Lan đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong phát triển kinh tế và xã hội, từ một nước thu nhập thấp trở thành một nước có thu nhập trung bình cao trong vòng chưa đầy một thế hệ.

Nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm 7,5% trong những năm bùng nổ 1960-1996 và 5% trong giai đoạn 1999-2005 sau cuộc Khủng hoảng Tài chính Châu Á. Trong những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế chậm lại từ 4,2% năm 2018 xuống 2,4% năm 2019. Vào năm 2020, đại dịch COVID-19 tấn công Thái Lan và tác động kinh tế rất nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng mất việc làm trên diện rộng. Tăng trưởng kinh tế ở Thái Lan giảm 6,1% vào năm 2020.

Biến độc lập

Tỷ lệ nợ công trên GDP (%)

Tỷ lệ nợ công trên GDP là biến số độc lập chính trong mô hình nhóm đề xuất. Trong kinh tế học, tỷ lệ nợ trên GDP là tỷ lệ giữa nợ chính phủ và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được tính theo đơn vị tiền tệ mỗi năm. Tỷ lệ nợ trên GDP cho biết nền kinh tế của một quốc gia mạnh đến mức nào và khả năng trả hết nợ của quốc gia đó.

40

Tỷ lệ nợ công trên GDP càng thấp cho thấy nền kinh tế của quốc gia đó sản xuất và bán hàng hóa, dịch vụ đủ khả năng trả nợ. Tỷ lệ nợ trên GDP của một quốc gia càng cao thì có nghĩa là quốc gia đó không sản xuất đủ để trả nợ. Nếu một quốc gia không trả được nợ, điều đó thường gây ra hoảng loạn tài chính trên thị trường trong nước và quốc tế. Biến này được sử dụng trong các nghiên cứu về mối quan hệ giữa nợ và tăng trưởng kinh tế của Pattillo và công sự (2002), Reinhart và cộng sự (2012), N. Mupunga và P. le Roux (2015).

Tỷ lệ nợ công trên GDP được tính bằng công thức:

𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑛ợ 𝑐ô𝑛𝑔 𝑡𝑟ê𝑛 𝐺𝐷𝑃 = 𝑁ợ 𝑐ô𝑛𝑔 𝑞𝑢ố𝑐 𝑔𝑖𝑎 𝐺𝐷𝑃 𝑐ủ𝑎 𝑞𝑢ố𝑐 𝑔𝑖𝑎

Tỷ lệ lạm phát (%)

Theo Eurostat – cơ quan thống kê Châu Âu, Lạm phát là sự gia tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ. Khi có lạm phát trong nền kinh tế, giá trị của tiền giảm xuống, một lượng tiền nhất định sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn thời điểm không có lạm pháp trong nền kinh tế.

Lạm phát trong một nền kinh tế thường được tính bằng cách xem xét một rổ hàng hoá và dịch vụ và so sánh sự thay đổi giá của rổ hàng hóa và dịch vụ đó theo thời gian.

Tỷ lệ lạm phát là phần trăm thay đổi của mức giá trong một thời kỳ nhất định. Biến này được sử dụng trong các nghiên cứu của Kevin Greenidge, Roland Craigwell, Chrystol Thomas and Lisa Drakes (2012), N. Mupunga và P. le Roux (2015) về mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế.

Tỷ lệ đầu tư nước ngoài trực tiếp trên GDP (%)

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Đầu tư nước ngoài trực tiếp (Foreign direct investment - FDI) là một loại hình đầu tư xuyên biên giới trong đó nhà đầu tư cư trú tại một nền kinh tế thiết lập mối quan tâm lâu dài và mức độ ảnh hưởng

41

đáng kể đối với một doanh nghiệp cư trú trong một nền kinh tế khác. Việc một nhà đầu tư ở một nền kinh tế khác sở hữu từ 10% trở lên quyền biểu quyết trong một doanh nghiệp ở một nền kinh tế là bằng chứng của mối quan hệ đó. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là yếu tố then chốt trong hội nhập kinh tế quốc tế vì nó tạo ra mối liên kết ổn định và lâu dài giữa các nền kinh tế. Nó là một kênh quan trọng để chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia, thúc đẩy thương mại quốc tế thông qua việc tiếp cận thị trường nước ngoài và có thể là một phương tiện quan trọng để phát triển kinh tế.

Đầu tư nước ngoài trực tiếp có vai trò quan trọng. Theo tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Đầu tư nước ngoài trực tiếp cũng được coi là một cách để tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực khan hiếm của thế giới. FDI có thể cung cấp động lực để cạnh tranh, đổi mới, tiết kiệm và hình thành vốn, và thông qua những tác động này, tạo ra việc làm và tăng trưởng kinh tế. Biến tỷ lệ đầu tư nước ngoài trực tiếp hàng năm trên GDP nhóm kỳ vọng ảnh hưởng cùng chiều đến biến tốc độ tăng trưởng GDP. Biến này được sử dụng trong nghiên cứu ngưỡng nợ công tối ưu của N. Mupunga và P. le Roux (2015).

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu (%)

Xuất khẩu chính là việc bán hàng hóa, dịch vụ của quốc gia này sang đến quốc gia khác. Đây sẽ không phải là một hoạt động buôn bán mang tính chất đơn lẻ mà nó là một hệ thống bán hàng theo đúng tổ chức, có sự tham gia và giám sát của các cấp Nhà nước ở cả bên trong và bên ngoài. Mục đích là để thu lợi nhuận, tăng thu nguồn ngoại tệ và phát triển nền kinh tế quốc gia nói chung,...

Chính vì thế các hoạt động xuất khẩu sẽ được diễn ra dựa vào cơ sở thanh toán bằng tiền tệ của 1 trong 2 quốc gia, hoặc sẽ lấy đồng tiền của bên thứ 3 làm căn cứ xác định. Xuất khẩu thúc đẩy sự phát triển, tăng trưởng kinh tế quốc gia. Quốc gia sẽ xuất khẩu các sản phẩm, hàng hóa dư thừa hoặc các hàng hóa có lợi thế hơn để bán cho quốc gia khác. Biến này được sử dụng trong nghiên cứu về tác động của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu so sánh giữa Nigeria và Nam Phi của Ayadi và Ayadi (2008).

42

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu được tính bằng cách

𝑇ố𝑐 độ 𝑡ă𝑛𝑔 𝑡𝑟ưở𝑛𝑔 𝑥𝑢ấ𝑡 𝑘ℎẩ𝑢 = 𝐸𝑥𝑝𝑜𝑟𝑡𝑡− 𝐸𝑥𝑝𝑜𝑟𝑡𝑡−1 𝐸𝑥𝑝𝑜𝑟𝑡𝑡−1

Độ mở thương mại (%)

Độ mở thương mại hay tỷ lệ thương mại trên GDP một thước đo mức độ mà một quốc gia tham gia vào hệ thống thương mại toàn cầu. Chỉ tiêu độ mở thương mại được tính bằng cách lấy giá trị tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (Export and Import) của một thời kỳ chia cho giá trị của tổng sản phẩm trong nước cũng trong thời kỳ đó:

𝑂𝑝𝑒𝑛𝑛𝑒𝑠𝑠 = 𝐼𝑚𝑝𝑜𝑟𝑡 + 𝐸𝑥𝑝𝑜𝑟𝑡 𝐺𝐷𝑃

Độ mở thương mại hỗ trợ việc chuyển giao công nghệ và tri thức vào nền kinh tế, góp phần khai thác lợi thế so sánh thông qua việc gia tăng mức độ cạnh tranh. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa độ mở thương mại và GDP có nhiều ý kiến trái chiều. Baliamoune-Lutz và Ndikumana (2007) điều tra mối quan hệ giữa độ mở thương mại và tăng trưởng kinh tế ở các nước Châu Phi, họ kết luận rằng mức độ mở cửa thương mại cao hơn đã dẫn đến tác động bất lợi đến tăng trưởng kinh tế của các nước trong nghiên cứu. Frankel và Romer (1999), đã thể hiện rằng mở cửa thương mại tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Các nhà nghiên cứu tiếp tục tranh luận về vai trò của độ mở thương mại trong tăng trưởng kinh tế cũng như tầm quan trọng của các phát triển kinh tế và thể chế trong việc thúc đẩy mở cửa thương mại. Biến này sử dụng được trong các nghiên cứu về mối quan hệ nợ công và tăng trưởng kinh tế của Pattillo và công sự (2002), Kevin Greenidge, Roland Craigwell, Chrystol Thomas and

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế, ILOSTAT Thất nghiệp là tỷ lệ lực lượng lao động không có việc làm nhưng có sẵn và đang tìm kiếm việc làm.

Trong kinh tế học, “Thất nghiệp là tình trạng một bộ phần của lực lượng lao động (trong độ tuổi lao động, có khả năng và có nghĩa vụ lao động) không có việc làm nhưng có mong muốn tìm kiếm việc làm” (Hoàng Xuân Bình, Giáo trình kinh tế học Vĩ mô

43 cơ bản, 2009).

Nó thường tăng hoặc giảm trong bối cảnh các điều kiện kinh tế thay đổi. Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn và việc làm khan hiếm, tỷ lệ thất nghiệp có thể sẽ tăng lên. Khi nền kinh tế đang tăng trưởng với tốc độ lành mạnh và công ăn việc làm tương đối dồi dào, tỷ lệ thất nghiệp giảm có thể giảm.

Tỷ lệ thất nghiệp trong tổng lực lượng lao động (%) được tính bằng công thức:

𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑡ℎấ𝑡 𝑛𝑔ℎ𝑖ệ𝑝 = 𝑆ố 𝑛𝑔ườ𝑖 𝑡ℎấ𝑡 𝑛𝑔ℎ𝑖ệ𝑝

𝐿ự𝑐 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑙𝑎𝑜 độ𝑛𝑔 𝑥 100

Các hệ số

𝛽0: hệ số chặn

𝛽1, 𝛽2, 𝛽3, 𝛽4, 𝛽5, 𝛽6, 𝛽7: hệ số tương quan tương ứng với các biến độc lập, biểu thị sự ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc.

𝑢𝑖: sai số ngẫu nghiên, thể hiện sự ảnh hưởng của các yếu tố khác lên biến GDP mà không được đề cập tới trong mô hình.

Một phần của tài liệu TIÊU LUẬN TÀI CHÍNH CÔNG: NGƯỠNG NỢ CÔNG TỐI ƯU CHO CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 40 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)