Ngưỡng nợ công tối ưu và trần nợ công quốc gia
“Ngưỡng nợ công tối ưu” là ngưỡng nợ mà tại đó quy mô nợ công được xem như mức nợ thận trọng, đảm bảo tính bền vững của chính sách tài khóa và tối ưu hóa tăng trưởng kinh tế. Khi vượt ngưỡng này, thì phần lớn sản lượng tạo ra được dùng để trả nợ và do đó, không tạo ra động lực cho đầu tư phát triển. Tổng nợ càng lớn thì khả năng trả nợ càng giảm. Ngưỡng nợ công tối ưu là một chỉ tiêu quan trọng để quản lý, kiểm soát nợ công ở mức tối ưu của nền kinh tế và là cơ sở tham khảo để tính toán chỉ tiêu trần nợ.
Trần nợ công là giới hạn tổng số tiền mà chính phủ được phép vay nợ được quyết định bởi cơ quan lập pháp cao nhất của quốc gia. Giới hạn này áp dụng cho các khoản nợ công theo phạm vi xác định nợ công theo quy định pháp lý của mỗi nước. Mức trần nợ công được tính bằng tổng số dư nợ công trong một thời kỳ nhất định, theo đơn vị tiền tệ của mỗi nước. Để kích thích tăng trưởng, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, nợ công luôn là một trong các ưu tiên của Chính phủ các nước, nhằm mở rộng chi tiêu và đầu tư, để kích thích tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội. Tuy nhiên, tình trạng nợ nần chồng chất dẫn đến các cuộc khủng hoảng nợ, cũng là nỗi ám ảnh của các quốc gia trên thế giới, mà đỉnh điểm là khủng hoảng nợ công tại các nước châu Âu và nhiều quốc gia khác. Vấn đề mấu chốt ở đây, xét đến cũng là cần duy trì nợ công ở mức an toàn mà nền kinh tế có thể kiểm soát được, đó cũng chính là lý do các nước phải quy định “trần nợ công”.
Nợ công của một nước được coi là bền vững nếu như quốc gia đó được coi là đảm bảo thanh toán cả gốc và lãi đúng hạn mà không cần đến bất kì biện pháp ngoại lệ nào.
28
Quản lý nợ công bằng trần nợ công và ngưỡng nợ công là một xu hướng ngày càng phổ biến ở nhiều khu vực và quốc gia trên thế giới.
Phân biệt “ngưỡng chịu đựng nợ công” và “ngưỡng nợ công tối ưu”
“Ngưỡng chịu đựng nợ công” và “Ngưỡng nợ công tối ưu” đều được đo lường bằng tỷ lệ nợ công/GDP. “Ngưỡng chịu đựng nợ công” của một quốc gia có thể được hiểu là ngưỡng nợ công tối đa mà quốc gia đó có thể chịu đựng tới khi xảy ra vỡ nợ. Mặt khác, “Ngưỡng nợ công tối ưu” lại là ngưỡng nợ công tốt nhất cho tăng trưởng kinh tế, tối ưu hóa tăng trưởng kinh tế, nghĩa là tại ngưỡng nợ này thì tăng trưởng GDP đạt mức tối đa.
Đường cong Laffer là đồ thị thể hiện mối quan hệ hữu cơ giữa thuế suất (%) và số thu từ thuế của chính phủ có dạng chữ U ngược.
Hình 2: Đường cong Laffer
Nguồn: Investopedia
Ở mức thuế suất 0% hoặc 100% thì số thu từ thuế bằng 0. Có một mức thuế suất tối ưu (t*) cho phép nhà nước đạt được số thu ngân sách từ thuế lớn nhất. Khi thuế
29
suất nằm dưới mức tối ưu này, thì nâng thuế suất cho phép tăng thu ngân sách. Nhưng nếu thuế suất đã cao hơn mức tối ưu này mà lại tiếp tục nâng thuế suất thì số thu ngân sách chỉ giảm đi. Hàm ý của đường cong Laffer là khi thuế suất đang ở mức cao, thì giảm thuế suất sẽ có lợi vì thu ngân sách tăng đồng thời lại khuyến khích khu vực tư nhân hăng hái đầu tư.
Vào năm 1989, Jeffrey Sachs đã phát triển lý thuyết “debt overhang” khi nghiên cứu về nợ các nước đang phát triển dựa trên hình ảnh đường cong Laffer nguyên gốc. Vay nợ là cần thiết để tạo thêm nguồn lực cho tăng trưởng nhưng một đất nước vay nợ quá nhiều thì có tốt cho tăng trưởng kinh tế hay không? Lý thuyết “debt overhang” chỉ ra rằng tồn tại một giới hạn nợ mà trước giới hạn đó, mỗi một khoản vay tăng thêm sẽ có những tác động tích cực đến nền kinh tế nhưng sau giới hạn đó, mỗi khoản vay tăng thêm lại tạo thêm những tác động tiêu cực đối với khả năng trả nợ cũng như tăng trưởng kinh tế. Sachs đã vận dụng đường cong Laffer để hình họa ý tưởng này. Việc đồ thị hóa quan hệ giữa số dư nợ và khả năng trả nợ của một quốc gia là một ý tưởng khá hay cho phép dễ dàng nhận thấy rằng một đất nước vay nợ quá nhiều sẽ phải gánh chịu gánh nặng về dịch vụ nợ quá cao. Mức nợ quá cao thì khả năng trả nợ sẽ giảm.
30
Nguồn: Tạp chí phát triển và hội nhập
Mặc dù mô hình “debt overhang” không trực tiếp phân tích ảnh hưởng của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế nhưng lại gợi ý rằng tổng nợ lớn sẽ kìm hãm tăng trưởng do góp phần giảm đầu tư. Do vậy, ở mức nợ hợp lý, vay nợ tăng lên sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng nhưng tổng nợ tích lũy lớn sẽ có thể cản trở tăng trưởng. Từ đó, có thể kết luận rằng nợ và tăng trưởng có mối liên hệ phi tuyến. Đỉnh đường cong Laffer nợ đã gợi ý điểm mà tại đó sự tăng lên trong tổng nợ bắt đầu tạo ra gánh nặng cho đầu tư, cải tổ kinh tế và các hoạt động khác. Đây là điểm mà tại đó nợ bắt đầu ảnh hưởng ngược chiều đến tăng trưởng. Vì vậy đỉnh của đường cong Laffer nợ là mức độ nợ tối ưu mà một quốc gia có thể duy trì mà không phải lo ngại vấn đề “debt overhang”.