Chính sách nợ công của một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu TIÊU LUẬN TÀI CHÍNH CÔNG: NGƯỠNG NỢ CÔNG TỐI ƯU CHO CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 72 - 77)

Để tăng trưởng kinh tế, quản lý và cải thiện nợ công thì mỗi quốc gia cần có những chính sách, hướng đi mà phù hợp với thực trạng của quốc gia mình. Nhóm nhận

Quốc Hội Bộ KH & ĐT Bộ Tài chính NHNN Chính phủ Quốc Hội Chính phủ Bộ tài chính

67

thấy việc tham khảo những chính sách nợ công của các quốc gia trên thế giới và tìm hiểu hiệu quả của những chính sách đó đối với nền kinh tế là điều hết sức cần thiết trong quá trình đề xuất chính sách cho Việt Nam.

Qua việc tìm hiểu về tổng quan nợ công của các nước trên thế giới thì nhóm thấy tỷ lệ nợ công trên GDP của Nhật Bản và Hy Lạp ở ngưỡng rất cao đều trên 100%. Vào năm 2020, tỷ lệ nợ công trên GDP của Nhật Bản là 254,13% GDP, tỷ lệ nợ công trên GDP của Hy Lạp là 211,22%. Nhưng Nhật Bản vẫn được nhận định là ở trong ngưỡng an toàn nhưng Hy Lạp lại xảy ra khủng hoảng nợ công vào cuối năm 2009 với tỷ lệ nợ công trên GDP 112.9% GDP thấp hơn nhiều so với Nhật Bản. Để tìm hiểu nguyên nhân, nhóm đã tiến hành tìm hiểu một số chính sách của hai nước này.

Chính sách quản lý nợ công ở Nhật Bản

Tỷ lệ nợ công trên GDP của Nhật Bản ở rất cao nhưng vẫn ở ngưỡng an toàn. Vào năm 2010, nợ công của Nhật Bản lên tới 10.000 tỷ USD được đánh giá là cao nhất trong số các nước phát triển.

Nguyên nhân giúp cho nợ công của Nhật Bản ở mức an toàn năm 2010:

Chủ yếu nợ công của Nhật Bản là nợ trong nước, trái phiếu chính phủ ổn định.

Trên 90% nợ công của Nhật Bản là do các nhà đầu tư trong nước nắm giữ đặc biệt là hộ gia đình, ít phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài. Nhật Bản đã có tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình tương đối cao (trên 10 phần trăm) cho đến khoảng năm 1999 chúng bắt đầu giảm mạnh. Tiết kiệm cao thường được cho là do nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như hệ thống tiền lương theo thâm niên, sự tồn tại của các khoản thưởng lớn, tăng trưởng nhanh và tiêu dùng chậm chạp (thói quen) Dòng tiền tiết kiệm dồi dào vẫn có góp phần tích lũy lớn tài sản tài chính hộ gia đình, giúp tài trợ cho việc hình thành nợ công. Khi ngân sách Chính phủ Nhật Bản bắt đầu thâm hụt, Nhật Bản phát hành trái phiếu để vay nợ, chủ yếu từ nguồn tiền tiết kiệm nội địa lên tới 17 nghìn tỷ USD. Trong vị thế là nước cho vay, Nhật Bản đã giúp tăng lòng tin của nhà đầu tư và giảm các nguy cơ về tiền tệ. Nếu Nhật Bản khó khăn trong việc huy động tài chính trong nước thì họ có thể sử dụng tài sản ở nước ngoài làm nguồn tài chính bổ sung.

68

Thực tế thì Nhật Bản cũng thặng dư tài khoản vãng lai trong nhiều năm, qua đó, giúp dự trữ ngoại tệ tăng lên.

Lãi suất thấp giúp cho Nhật Bản không bị áp lực trả nợ.

Nếu Chính phủ Nhật Bản phát hành trái phiếu kỳ hạn 10 năm, bây giờ chỉ trả lãi suất dài hạn (lãi suất trái phiếu) là siêu an toàn và siêu thấp thậm chí không cần trả lãi. Do đó, dù có mắc nợ lớn thì Nhật Bản không bị áp lực trả lãi. Điều này cũng giải thích phần nào lý do Nhật Bản nợ cao nhưng lại rất khó vỡ nợ.

Hệ số sử dụng vốn đầu tư ICOR của Nhật Bản hiệu quả và nguồn dự trữ ngoại tệ mạnh

Các dự án đầu tư của Nhật Bản đều được xem xét kiểm soát kỹ lưỡng được yếu tố đầu vào, thêm vào đó, khi đầu tư vào dự án Nhật Bản quan tâm đến tạo ra được dòng tiền trả nợ hiệu quả từ dự án sử dụng vốn vay đó vì vậy dù tỷ lệ nợ công trên GDP của Nhật Bản cao nhưng Nhật Bản có thể trả nợ được.

Kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản cao, nguồn tiền ngoại tệ trả nợ dồi dào. Do đó, với một hệ thống tài chính bền vững khiến cho Nhật Bản hiện tại vẫn không quá nguy hiểm.

Tuy nhiên, Nhật Bản đang trải qua quá trình già hóa dân số nhanh chóng, điều này có thể sẽ hạn chế khả năng hấp thụ nợ công của thị trường. Hơn nữa, Nhật Bản cần thiết để giải quyết nợ công và hỗ trợ nhu cầu lương hưu và chăm sóc sức khỏe của một nhóm dân số cao tuổi đang tăng lên, trong khi số của những người trong độ tuổi lao động giảm. Do đó, khu vực doanh nghiệp sẽ cần phải tiết kiệm nhiều hơn (có tác động tiêu cực đến tăng trưởng). Sự thay đổi trong hành vi của các nhà đầu tư tổ chức có thể làm giảm dòng vốn vào thị trường. Để duy trì sự ổn định của thị trường, quản lý nợ công hợp lý và củng cố tài khóa sẽ rất quan trọng

69

Khủng hoảng nợ công của Hy Lạp năm 2009 - 2010 là minh chứng cho thấy, chính sách quản lý nợ công của Hy Lạp chưa thật sự phù hợp, tồn tại những điểm yếu nghiêm trọng, nên khủng hoảng nợ công tại nước này là một kết quả tất yếu. Các vấn đề của kinh tế Hy Lạp là tập hợp của nhiều yếu tố trong nước và ngoài nước. Nhưng những điểm mấu chốt gây ra khủng hoảng nợ lại tồn tại ngay chính trong nước:

Tiết kiệm trong nước thấp, phải vay nợ nước ngoài nhiều để chi tiêu công.

Đầu tư trong nước phụ thuộc khá nhiều vào các dòng vốn đến từ bên ngoài. Nhưng việc tiếp cận nguồn vốn nước ngoài với mức lãi suất thấp quá dễ dàng nhờ việc gia nhập Eurozon khiến Hy Lạp đã chi tiêu công quá tay khi sử dụng nguồn vốn nước ngoài mà hầu như không quan tâm đến các kế hoạch trả nợ dẫn đến mức nợ ngày càng tăng.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), chi tiêu cho quản lý công trong tổng số chi tiêu công của Hy Lạp năm 2004 đã cao hơn nhiều so với các nước thành viên OECD khác trong khi chất lượng và số lượng dịch vụ không được cải thiện nhiều. Năm 2008, khủng hoảng tài chính toàn nổ ra đã ảnh hưởng khá mạnh đến các ngành công nghiệp chủ chốt của Hy Lạp. Hy Lạp phải chi tiêu để tăng trưởng kinh tế điều này làm trầm trọng thêm vấn đề nợ công ở Hy Lạp.

Tình trạng trốn thuế gây thâm hụt ngân sách làm gia tăng tình trạng nợ công

Theo đánh giá của Ngân hàng thê giới (WB), kinh tế không chính thức ở Hy Lạp chiếm tới 25 - 30% GDP(so với mức 15,6% GDP của Việt Nam; 13,1% GDP của Trung Quốc và Singapore; 11,3% GDP của Nhật Bản). Nguyên nhân của việc này do việc hệ thống thuế với nhiều mức thuế cao và bộ luật phức tạp cùng với sự điều tiết dư thừa và thiếu hiệu quả của cơ quan quản lý ở Hy Lạp. Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou thừa nhận “tham nhũng mang tính hệ thống” (systematic corruption) là vấn đề cơ bản nhất dẫn đến tình trạng nợ công Hy Lạp.

Hy Lạp che giấu thông tin về mức thâm hụt ngân sách của mình.

Những phản ứng thiếu tích cực đã dẫn đến việc thông tin ngày càng trở nên sai lệch đến khi Hy Lạp chính thức phải cầu cứu viện trợ thì khủng hoảng niềm tin ngay

70

lập tức đã lan sang các quốc gia thành viên khác. Trong khi Hy Lạp phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn nước ngoài, nên khi các nhà tư nước ngoài mất niềm tin vào Hy Lạp là lúc Hy Lạp phải đối mặt với tình trạng trả nợ và sự khó khăn trong việc huy động vốn trên thị trường nước ngoài trong những năm tiếp theo.

Cuộc khủng hoảng này không chỉ đem lại bài học đáng nhớ về nợ công cho Chính phủ Hy Lạp mà đồng thời khiến các chính phủ của các quốc gia khác cẩn thận hơn trong cách quản lý nợ công của mình sao cho hiệu quả, cũng như tránh được những tổn thất nghiêm trọng xảy ra.

Qua việc tìm hiểu và so sánh chính sách của hai quốc gia, nhóm nhận thấy chính sách quản lý nợ công là yếu tố quan trọng trong sự khác nhau này của Nhật Bản và Hy Lạp. Có chính sách tốt đồng nghĩa với việc “bảo vệ” được đất nước trước những rủi ro, không để nợ công bị rơi vào tình trạng khủng hoảng.

Bên cạnh đó, đối với thâm hụt ngân sách các quốc giá đưa ra nhiều chính sách để cố gắng giảm thâm hụt xuống thấp nhất nhằm làm giảm quy mô nợ công. Để cải cách hệ thống thuế cũng có nước tăng cơ sở tính thuế như Thái Lan hoặc tăng thuế đánh vào một số mặt hàng như Philippines, Thái Lan. Nhờ đó tình trạng thâm hụt của họ những năm trước được cải thiện. Giống như Nhật Bản, các quốc gia nỗ lực không phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài quá nhiều, cắt giảm tỷ trọng nợ nước ngoài trên tổng nợ công, duy trì mức lãi suất thấp nhằm giảm rủi ro tiềm ẩn đối với nợ công.

Để ổn định tình hình nợ công, Chính phủ Thái Lan năm 2005 đã ban hành Luật Quản lý nợ công và thành lập Ủy ban chính sách và quản lý nợ công:

Chính sách quản lý nợ công ở Thái Lan

Phạm vi nợ công của Thái Lan bao gồm nợ chính sách, nợ của các Doanh nghiệp nhà nước phi tài chính và các quỹ phát triển doanh nghiệp tài chính - FIDF (một thực thể pháp lý độc lập có vai trò và trách nhiệm là cung cấp hỗ trợ thanh khoản như là giải pháp cuối cùng cho những đơn vị tài chính mất thanh khoản, đảm bảo chi trả cho người gửi tiền và chủ nợ). Mục tiêu quản lý nợ công của Thái lan: nhằm đảm bảo nhu

71

cầu vốn của Chính phủ với mức chi phí thấp nhất có thể, phù hợp với mức độ rủi ro, thúc đẩy hiệu quả sử dụng vốn và khả năng cạnh tranh, nâng cao tín nhiệm quốc gia.

Hệ thống quản lý nợ công rõ ràng, rành mạnh gồm Luật quản lý nợ công, hệ thống thông tin có cơ sở dữ liệu được tích hợp đầy đủ với hệ thống cảnh báo sớm.

Thái Lan thành lập Ủy ban chính sách và nợ công đã giúp rất nhiều cho Thái Lan trong việc quản lý nợ công, phân tích đánh giá tính bền vững của nợ công. Đây là một chính sách đáng học hỏi.

Tuy nhiên, thế giới đang gặp khó khăn trong việc quản lý nợ công trong những năm gần đây do sự tác động mạnh của Covid – 19 khiến toàn thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì thế những chính sách để giữ nên kinh tế tăng trưởng, nợ công nằm trong ngưỡng tối ưu là hết sức cần thiết và phải được suy tính kỹ lưỡng. Sẽ không dễ dàng để hình thành một con đường rõ ràng, hiệu quả trong hiện nay và tương lai.

4.2.2. Hàm ý chính sách cho Việt Nam

Việt Nam cũng không ngoại lê bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Covid – 19. Trước những ảnh hưởng vì Covid-19, Chính phủ đã nỗ lực, đưa ra nhiều gói hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp gặp khó khăn, như Nghị quyết 68, gói hỗ trợ về thuế, lãi suất... cho doanh nghiệp. Gần nhất Nghị quyết 105 hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh được Chính phủ ban hành với loạt điểm mới được các doanh nghiệp kỳ vọng tháo gỡ khó khăn họ đang phải đối mặt, để thích ứng dần với tình hình dịch bệnh.

Mặt khác, tổng nợ công trên GDP của Việt Nam đang ở mức thấp, nhưng nợ công ở Việt Nam gia tăng trong những năm vừa qua, tình trạng nợ công ở Việt Nam vẫn chưa được kiểm soát có hiệu quả. Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và áp lực đối với vấn đề gia tăng nợ công.

Từ việc nghiên cứu, kế thừa những chính sách hiệu quả của các nước và xem xét tình hình thực trạng của Việt Nam, trong phạm vi bài viết này nhóm tác giả có một số đề xuất góp phần kiểm soát nợ công ở Việt Nam như sau:

Một phần của tài liệu TIÊU LUẬN TÀI CHÍNH CÔNG: NGƯỠNG NỢ CÔNG TỐI ƯU CHO CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)