sách tiền tệ
Chính phủ cần tăng cường kỷ luật tài khóa và các biện pháp củng cố tài khóa, tránh gây tình trạng thâm hụt triền miên với tỷ lệ thâm hụt cao gây ảnh hưởng tiêu cực đến nợ công vì sự xuất hiện của một cú sốc mạnh từ bên ngoài hoặc bên trong có thể làm tăng mức nợ. Thiết lập lại kỷ luật tài khóa, giảm thâm hụt ngân sách cần giảm chi nhưng trên cơ sở tăng hiệu quả chi tiêu. Các khoản chi ngân sách của bộ ngành và địa phương chỉ được cho phép trong giới hạn ngân sách đã dự toán. Các hoạt động chi tiêu của Chính phủ cần được giám sát chặt chẽ và cần phải được thể chế hóa, bắt buộc thi hành để tránh tình trạng chi tiêu không đúng mục đích, chi tiêu vượt quá mức cho phép chi tiêu công. Ngoài ra, Chính phủ cần quán triệt nguyên tắc vay nợ để bù đắp bội chi Ngân sách Nhà nước chỉ được sử dụng nguồn vay tập trung cho chi đầu tư phát triển, tập trung chi đầu tư vào các dự án thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển bền vững và chỉ vay trong giới hạn khả năng trả được nợ vay.
4.3.2.5. Minh bạch về thông tin ngân sách nhà nước
Khủng hoảng nợ công của Hy Lạp do chính phủ không minh bạch các số liệu, cố gắng vẽ nên bức tranh sáng, màu hồng về tình trạng ngân sách về những chính sách sắp ban hành để khắc phục những khó khăn về ngân sách hay vấn đề kinh tế vĩ mô do vậy, hiệu lực của những chính sách đó sẽ bị hạn chế nhiều. Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế, thì minh bạch luôn là một đòi hỏi lớn của các nhà đầu tư. Vì vậy, nhóm đề xuất Chính phủ cần minh bạch, rõ ràng về ngân sách nhà nước, mức thâm hụt của ngân sách nhà nước.
76
KẾT LUẬN