Chính sách làm nên sự khác biệt giữa Hy Lạp và Nhật Bản, tạo nên sự thành công giúp Nhật Bản dù nợ công ở ngưỡng cao nhưng vẫn an toàn còn Hy Lạp đã xảy ra tình trạng khủng hoảng nợ, nhóm cho rằng chính sách quản lý nguồn vốn vay, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay là điều cần được xem xét.
Nếu các dự án đầu tư của Nhật Bản đều được xem xét kiểm soát kỹ lưỡng được yếu tố đầu vào, quan tâm đến tạo ra được dòng tiền trả nợ hiệu quả từ dự án sử dụng vốn vay đó thì Hy Lạp lại chi tiêu công quá nhiều, có những dự án không mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo nhóm, để nâng cao hiệu quả sử dụng chính phủ cần quản lý chặt chẽ và quản lý rủi ro các dự án sử dụng nguồn vốn từ nợ công, xem xét bảo lãnh những dự án mang lại hiệu quả kinh tế và có tính khả thi; từ chối những dự án kém hiệu quả đồng thời cần gắn trách nhiệm trả nợ khi sử dụng vốn vay, buộc doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm chi trả cho các dự án thua lỗ chặt chẽ để đảm bảo nguyên tắc vay bù đắp bội chi NSNN chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, chi trong khả năng của nền kinh tế và vay trong khả năng trả nợ của đất nước.
74
Muốn thực hiện được, chính phủ cần chọn được những lĩnh vực ưu tiên, chủ chốt, những dự án quan trọng, trọng điểm, mang tính quốc gia, có ý nghĩa lớn, tạo sự lan toả nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế…. để sử dung vốn vay. Đầu tư công phải hướng đến mục tiêu tạo điều kiện chung cho phát triển. Các nguồn vốn vay để đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phải được kiểm soát một cách chặt chẽ về mục tiêu, hiệu quả đầu tư, kế hoạch trả nợ.Tăng cường công tác rà soát để bảo đảm các chương trình, dự án bố trí trong kế hoạch đầu tư. Vốn vay ODA, vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài chỉ được sử dụng cho chi đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên và được sử dụng với tỷ trọng phù hợp; hài hòa hơn nữa các thủ tục; hạn chế tối đa các khoản vay và bảo lãnh ngoại thương của Chính phủ đối với doanh nghiệp .
Nâng cao hiệu quả đàm phán vốn vay nhằm giảm sự phụ thuộc vào các nhà tài trợ, nhất là trong các hợp đồng xây dựng, lắp đặt, mua sắm thiết bị, công nghệ bằng nguồn vốn vay nước ngoài, giảm chi phí đầu vào, tăng hiệu quả đầu tư.