72
Tầm quan trọng của chinh sách quản lý nợ công đối với tình hình nợ, quản lý nợ và cách để nền kinh tế không bị rơi vào khủng nợ của các nước nhóm đã phân tích, nhóm thấy được một khuôn khổ pháp lý tốt, hiệu quả, rõ ràng, kịp thời là điều rất cần thiết.
Việc xây dựng, hoàn thiện và thực thi chính sách quản lý nợ đòi hỏi sự phối hợp của nhiều cơ quan, đơn vị tham gia xây dựng và điều hành các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô do gắn chặt với việc xây dựng các dự báo về kịch bản kinh tế vĩ mô, cũng như định hướng, mục tiêu của các chính sách trong từng thời kỳ. xây dựng chiến lược cũng tạo điều kiện phối hợp giữa chức năng quản lý nợ với chức năng quản lý tài khóa và điều hành chính sách tiền tệ, giúp tạo đồng thuận giữa các mục tiêu khác nhau, cũng như những hạn chế, liên quan đến cả việc phát triển thị trường nợ.
Hoàn thiện chiến lược quản lý nợ giúp cho việc xác định được những hạn chế khi triển khai các phương án huy động của cơ quan quản lý nợ, đồng thời chỉ ra các bước để giảm thiểu những hạn chế đó. Đồng thời, chiến lược quản lý nợ có thể giúp giảm thiểu chi phí trả nợ thông qua các giải pháp đề xuất về hỗ trợ phát triển thị trường nợ trong nước; góp phần xây dựng mối quan hệ với các nhà đầu tư, chủ nợ và các cơ quan, tổ chức xếp hạng tín nhiệm.
Đẻ chính sách quản lý nợ có thể đạt được hiệu quả đề ra Chính phủ cần xây dựng tổ chức quản lý nợ hiện đại, độc lập, chuyên nghiệp quản lý chỉ tiêu quản lý nợ, về ngưỡng an toàn của nợ công, những cảnh báo cần thiết khi nợ gần đạt đến ngưỡng đề ra phù hợp với thông lệ quốc tế để thống nhất quản lý nhà nước về nợ công theo quy định của Luật Quản lý nợ công, Chính phủ cần cung cấp đầy đủ trang thiết bị, công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống thông tin và hiện đại hóa công tác thu thập, tổng hợp, phân tích cơ cấu nợ, tạo thuận lợi cho công tác quản lý nợ nâng cao, phát triển thị trường vốn và hội nhập kinh tế quốc tế đồng thời rất cần có những các chế tài đối với hành vì vi phạm pháp luật về quản lý nợ công.
Với tình hình hiện nay, nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh Covid -19, nền kinh tế rất cần đến những chính sách kịp thời, hiệu quả của Chính phủ.
73
Ngày 12/11/2021, Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.
Bên cạnh đó, gần đây các đại biểu quốc hội đang đề nghị nới trần nợ công để có thêm nguồn lực phục hồi và phát triển kinh tế. Việc nới trần nợ công đã được một số nước thực hiện. Vào ngày 20/9/2021, Chính phủ Thái Lan đã quyết định nâng trần tỷ lệ nợ công trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) từ 60% lên 70%, điều sẽ cho phép tiếp tục vay nợ để phục hồi nền kinh tế bị phá hủy bởi đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, việc nới trần nợ công cũng gặp phải những ý kiến trái chiều về an toàn nợ công của Việt Nam. Vì thế, mỗi quyết định của Chính phủ cần được xem xét kỹ lưỡng, sự đồng thuận, phối hợp và phải đặt vấn đề trong tổng thể nền kinh tế Việt Nam.