Học hỏi chính sách nợ công của Nhật Bản với trên 90% nợ công của Nhật Bản là do các nhà đầu tư trong nước nắm giữ đặc biệt là hộ gia đình, ít phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài. Chính phủ Nhật Bản phát hành trái phiếu trái phiếu chính phủ Nhật Bản. Chúng được Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) mua lại với số lượng khổng lồ. Nằm trong các biện pháp ứng phó với tác động của dịch COVID-19, BoJ đã dỡ bỏ mức trần mà ngân hàng này tự đặt ra cho việc mua JGB, qua đó tự cho mình quyền mua không giới hạn. BoJ hiện đang nắm giữ hơn một nửa số trái phiếu chính phủ Nhật Bản.
Chính sách mua nói trên hỗ trợ giá trái phiếu chính phủ Nhật Bản trên thị trường nợ và giữ lợi suất của trái phiếu này ở mức thấp (giá và lợi suất biến động nghịch chiều). Điều này có nghĩa là trên thực tế, chính phủ đang được tài trợ bởi BoJ ở mức lãi suất cực thấp hay thậm chí là âm, khiến cho nợ chính phủ trở nên bền vững hơn.
Do đó nhóm đề xuất, tiếp tục hoàn thiện thị trường trái phiếu, tập trung vào đổi mới phương pháp phát hành, quy định về thủ trên thị trường, cơ chế đấu thầu, quản lý
75
của lãi suất thị trường, và thị trường tái cơ cấu thông qua việc mua trái phiếu unmatured, trái phiếu trao đổi và công cụ phái sinh khác. Phát triển thị trường vốn trong nước nhằm tăng cường huy động vốn bằng tiền Việt Nam, nhất là thông qua phát triển cơ sở vật chất của nhà đầu tư đa dạng hóa kỳ hạn, tăng tính thanh khoản để trái phiếu Chính phủ trở thành đường cong lãi suất chuẩn của các công cụ nợ. Phát triển cơ sở vật chất của nhà đầu tư, hình thành mạng lưới đại lý chính để thúc đẩy giao dịch trái phiếu trên thị trường, gắn thị trường phát hành và thị trường giao dịch.