Thực trạng của nợ công Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu TIÊU LUẬN TÀI CHÍNH CÔNG: NGƯỠNG NỢ CÔNG TỐI ƯU CHO CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 67 - 71)

Trong giai đoạn 5 năm 2016 - 2020, nợ công của Việt Nam đã giảm đáng kể. Trong khi năm 2016, nợ công của Việt Nam ở mức rất cao 63,7% GDP thì đã giảm xuống còn khoảng 55,9% GDP vào cuối năm 2020. Chính sách tài khóa hợp lý này - cùng với chính sách tiền tệ thận trọng - khiến Việt Nam phù hợp với kỷ nguyên khủng hoảng hậu Covid 19. Điều này mở đường cho sự tái định vị mạnh mẽ của đất nước.

Bảng 12: Thực trạng của nợ công Việt Nam hiện nay

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020

1. Nợ công so với tổng sản phẩm

quốc dân (GDP) (%) 63.7 61.4 58.3 55.0 55.9

a. Nợ Chính phủ so với tổng sản

62 b. Nợ Chính phủ bảo lãnh so với

tổng sản phẩm quốc dân (GDP) (%)

10.3 9.1 7.9 6.7 5.8

c. Nợ Chính quyền địa phương so với tổng sản phẩm quốc dân (GDP) (%)

1.5 1.1 0.9 0.7 0.7

2. Nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng sản phẩm quốc dân (GDP) (%)

44.8 49.0 46.0 47.1 47.9

3. Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ

3.90 6.1 7.0 5.9 5.7

4. Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ

so với thu Ngân sách nhà nước 15.8 19.7 17.1 17.4 21.2

63

Hình 9: Dư nợ vay của chính phủ ( 2016 – 2010)

Nguồn: Bản tin nợ công số 12

Hình 10: Dư nợ vay của chính phủ được bảo lãnh (2016 – 2020)

64

Năm 2016, tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam đạt cao nhất là 63,7% và có xu hướng giảm xuống 55% vào năm 2019 và đạt được kết quả này có thể kể đến Luật quản lý nợ công đã được ban hành vào năm 2017, đòi hỏi các đơn vị có liên quan phải ưu tiên tập trung nguồn lực và tổ chức thực hiện đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả và tiết kiệm.

Theo Luật quản lý nợ công (khoản 2, điều 21) số 20/2017/QH14 ngày 23 tháng 11 năm 2017 và Quyết định số 958/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã quy định duy trì các chỉ số nợ công, nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia ở mức an toàn được Quốc hội phê chuẩn trong từng giai đoạn và từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế.

Nợ công (bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương) đến năm 2020 không quá 65% GDP, trong đó dư nợ Chính phủ không quá 55% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.

Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không kể cho vay lại) so với tổng thu ngân sách nhà nước hàng năm không quá 25% và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia hàng năm dưới 25% giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.

Đảm bảo chỉ tiêu tỷ lệ dự trữ ngoại hối nhà nước so với tổng dư nợ nước ngoài ngắn hạn hàng năm trên 200%.

Từng bước giảm dần nợ công, đến năm 2030 nợ công không quá 60% GDP, trong đó nợ Chính phủ không quá 50% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP.

Cuối năm 2020, nợ công của Việt Nam vào khoảng 55.9% GDP. Đối với năm 2021, vẫn chưa chắc chắn liệu nợ công có thể tăng lên do tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách nhà nước bị ảnh hưởng tiêu cực do tác động của đại dịch hay không. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn khó xảy ra, tức là sẽ không vượt ngưỡng giới hạn trên 65% GDP do Quốc hội đề ra.

65

Nợ công của Việt Nam đã có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Bên cạnh đó cơ cấu nợ nước ngoài bắt đầu có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây. nợ công giảm mạnh, cơ cấu nợ cũng chuyển biến tích cực. Tỷ trọng nợ trong nước tăng dần, trong khi tỷ trọng nợ nước ngoài giảm dần. Nợ trong nước tăng dần từ 60,1% năm 2016 lên 65,5% năm 2020, nợ nước ngoàicó xu hướng giảm nhẹ. Đồng thời, cơ cấu dư nợ trong nước / nước ngoài được điều chỉnh theo hướng ngày càng hướng bền vững.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng của Covid-19, tuy nhiên vào Quý 4/2020 đạt mức 4,48%(yoy) cao hơn so với Quý 3/2020 (2,62% (yoy)). Tính chung năm 2020, GDP Việt Nam tăng 2,91% mức tăng trưởng dương, thuộc nhóm tốt nhóm tốt nhất so với các nước trong khu vực và quốc tế trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều trắc trở và khó khăn. Tính chung năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,68%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,98%; khu vực dịch vụ tăng 2,34%.

Hình 11: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam ( 2013 – 2020)

Nguồn: Báo cáo kinh tế quý 4 năm 2020

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế và ngưỡng nợ công nói trên, Việt Nam sẽ tạm thời chưa phải đối mặt với về vấn đề khủng khoảng nợ công.

Một phần của tài liệu TIÊU LUẬN TÀI CHÍNH CÔNG: NGƯỠNG NỢ CÔNG TỐI ƯU CHO CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)