ĐỐI TƯỢNG VAØ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hình ảnh viêm ruột thừa trên phim chụp cắt lớp vi tính (Trang 46 - 51)

2.1. Đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân

Chúng tôi chọn các bệnh nhân đến khoa cấp cứu Bệnh Viện Đa Khoa Hoàn Mỹ Cửu Long TP. Cần Thơ thỏa mãn các điều kiện sau :

_ Lâm sàng có dấu hiệu nghi viêm ruột thừa, xét nghiệm máu có tăng số lượng bạch cầu.

_ Siêu âm không xác định được viêm ruột thừa.

_ Được chụp cắt lớp vi tính toàn bộ vùng bụng và chậu có kết quả nghĩ đến viêm ruột thừa.

_ Được phẫu thuật.

_ Và có đối chiếu kết quả giải phẫu bệnh lý là viêm ruột thừa.

2.1.2. Cỡ mẫu

Z2

1 -α / 2 P (1 P)

N = --- d2 d2

Trong đó : Z : trị số từ phân phối chuẩn. α : 0,05 ( xác suất sai lầm loại I )

P = 0,95 ( trị số mong muốn của tỉ lệ ) Z0,975 = 1,96 ( tra bảng ) d = 0,05 ( sai số cho phép ) Từ đó cỡ mẫu cần khảo sát là : (1,96)2 x 0,95 ( 1- 0,95 ) N = --- ( 0,05 )2 N = 73 Do đó cỡ mẫu cần khảo sát là 73.

2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ

Những trường hợp viêm ruột thừa nhưng có kết hợp bệnh lý khác được phát hiện trong phẫu thuật.

2.2. Thời gian tiến hành

Từ tháng 07 / 2008 đến tháng 06 / 2010 Tại BV Đa Khoa Hoàn Mỹ Cửu Long TP. Cần Thơ.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu mô tả, tiền cứu, cắt ngang.

2.3.2. Nội dung nghiên cứu

Biến số đường kính ruột thừa có giá trị chẩn đoán khi từ 6 mm trở lên.

• Dày thành ruột thừa : là biến số định lượng, đơn vị đo lường là milimet. Ngưỡng từ 3 mm trở lên có giá trị chẩn đoán viêm ruột thừa.

• Tăng quang thành ruột thừa sau tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch: là biến số định tính với hai giá trị : có, không.

• Thâm nhiễm mỡ quanh ruột thừa : là biến số định tính.

Do không có nghiên cứu nào phân loại khách quan mức độ thâm nhiễm mỡ quanh ruột thừa nên chúng tôi phân loại mức độ thâm nhiễm như sau :

+ Độ 1 : khi bờ của mỡ thâm nhiễm quanh ruột thừa dưới 1 cm. + Độ 2 : khi bờ của mỡ thâm nhiễm quanh ruột thừa từ 1đến2 cm. + Độ 3 : khi bờ của mỡ thâm nhiễm quanh ruột thừa trên 2 cm.

• Độ sâu tối đa dịch trong lòng ruột thừa : là biến số định lượng, đơn vị đo lường là milimet. Độ sâu từ 2,6 mm trởlên có giá trị trongtrường hợp chẩn đoán viêm ruột thừa.

Độ sâu tối đa dịch trong lòng ruột thừa có được bằng cách đo đường kính trước- sau của chất chứa trong lòng ruột thừa có đậm độ thấp hơn thành ruột thừa trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính có chích thuốc cản quang tĩnh mạch được tái tạo theo mặt phẳng hướng trục. ( Theo Moteki và cộng sự [38] ).

• Dày thành manh tràng : là biến số định tính với hai giá trị : có, không. Dày thành manh tràng được đánh giá bằng cách so sánh với độ dày bình thường của thành đại tràng lên gần sát với manh tràng. ( Theo Levine và các cộng sự [31] ). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Khí trong lòng ruột thừa, sỏi ruột thừa : là hai biến số định tính với hai giá trị : có, không.

• Dấu hiệu viêm ruột thừa cx thủng tạo áp-xe ruột thừa. Aùp-xe ruột thừa là biến số định tính với hai giá trị : có, không.

2.3.3. Phương tiện nghiên cứu

Chúng tôi sử dụng máy Aquilion 16 V3. 10 ER. 003 ( MSCT 16 ).

Máy Aquilion Toshiba (MSCT 16) tại BV Đa Khoa Hoàn Mỹ Cửu Long TP. Cần Thơ

2.3.4. Kỹ thuật chụp

+ Bệnh nhân được quét toàn bộ bụng và chậu từ vòm hoành đến khớp xương mu với máy MSCT 16 Aquilion Toshiba.

+ Bệnh nhân được tiêm vào tĩnh mạch nền cẳng tay khoảng 1,5 ml / kg Ultravist 300 (thuốc cản quang không ion hóa-thẩm thấu thấp) bằng dụng cụ tiêm máy với tốc độ 2 ml / giây.

+ Bơm vào trực tràng 800-1.500 ml nước cất pha loãng với 20-25 ml Ultravist 300.

+ Chu kỳ quét được thực hiện trong thìø tĩnh mạch cửa(trễ 60 giây sau tiêm) + Thông số kỹ thuật : 120 kVP, mA & mAs tự động, 500 msec, bề dày lát cắt và số lát cắt cho 1 vòng quay: 1 mm x 16, thời gian quét 0,5 giây mỗi vòng quay.

+ Dữ kiện hình ảnh được tái tạo theo mặt phẳng hướng trục và hướng trán với bề dày tái tạo 2 mm được thực hiện tại bàn điều khiển và hình ảnh tái tạo được lưu trữ lại.

Chúng tôi đã thu thập hình ảnh đưa vào lô nghiên cứu 75 trường hợp được phẫu thuật và có kết quả giải phẫu bệnh lý là viêm ruột thừa.

2.3.5. Xử lý số liệu

Các phân tích thống kê được thực hiện bằng phần mềm STATA 10.0 _ Thống kê mô tả các biến số định lượng, biến số định tính. _ Thống kê mô tả để xác định tần số, tỉ lệ mức độ thâm nhiễm mỡ quanh ruột thừa, dày thành ruột thừa , tăng quang thành ruột thừa, dày thành manh tràng, độ sâu tối đa dịch trong lòng ruột thừa, khí trong lòng ruột thừa, sỏi ruột thừa, áp-xe ruột thừa.

_ Xác định mối liên quan giữa các dấu hiệu cắt lớp vi tính của viêm ruột thừa.

Chương 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hình ảnh viêm ruột thừa trên phim chụp cắt lớp vi tính (Trang 46 - 51)