Môi trường kiểm soát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NAM LIÊN (Trang 38 - 41)

Môi trường kiểm soát trong hoạt động sản xuất bao gồm các tiêu chuẩn, quy trình và cấu trúc (structure) của HĐSX, cung cấp nền tảng cho việc thực hiện KSNB hoạt động sản xuất. Con người chính là yếu tố trung tâm, quan trọng nhất trong môi trường kiểm soát. Cần xây dựng một môi trường văn hóa đạo đức cho DN mà trong đó ban quản lý là những người đi đầu thực hiện, thể hiện tính trung thực, giá trị đạo đức để lan tỏa xuống toàn DN. Việc phát triển nguồn nhân lực là vô cùng quan trọng. Có được nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, năng động sáng tạo, thích ứng linh hoạt với vị trí công việc và có sự gắn bó lâu dài cùng sự phát triển của tổ chức sẽ tạo ra một lợi thế quan trọng trong hoạt động tiêu thụ của DN.

Tuy nhiên môi trường kiểm soát tốt chưa thể đảm bảo cho các quá trình kiểm soát và cả KSNB là tốt. Song môi trường kiểm soát không thuận lợi sẽ ảnh hưởng lớn đến tính hiệu lực, hiệu quả của KSNB.

Một số nhân tố chính thuộc về môi trường kiểm soát

(1) Yêu cầu thực thi tính chính trực và các giá trị đạo đức truyền đạt thông tin: Đây là những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến hiệu quả của việc thiết kế, vận hành và giám sát các kiểm soát; Tính chính trực và hành vi đạo đức là sản phẩm của chuẩn mực về hành vi và đạo đức của đơn vị cũng như việc truyền đạt và thực thi các chuẩn mực này trong thực tế.

(2) Sự độc lập của bộ phận kiểm tra: Sự độc lập tương đối của từng cá nhân, thành viên thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát. Đảm bảo không bị các lợi ích khác chi phối để đáp ứng cho mỗi nhiệm vụ cụ thể.

(3) Sự tham gia của Ban quản trị: Ban quản trị có ảnh hưởng đáng kể đến nhận thức về kiểm soát của đơn vị. Ban quản trị có trách nhiệm quan trọng và trách

nhiệm đó được đề cập trong các quy định do Ban quản trị ban hành. Ngoài ra, Ban quản trị còn có trách nhiệm giám sát việc thiết kế các thủ tục soát xét tính hiệu quả của KSNB của đơn vị.

(4) Triết lý và phong cách điều hành của Ban Giám đốc: Triết lý và phong cách điều hành của Ban Giám đốc có nhiều đặc điểm:

- Quan điểm và hành động của Ban Giám đốc về việc lập và trình bày BCTC (có thể được thể hiện qua việc lựa chọn các nguyên tắc kế toán một cách thận trọng hoặc ít thận trọng khi có nhiều lựa chọn khác nhau về nguyên tắc kế toán, hoặc sự kín kẽ và thận trọng khi xây dựng các ước tính kế toán) .

- Cách tiếp cận đối với việc quản lý và chấp nhận rủi ro kinh doanh. - Quan điểm đối với việc xử lý thông tin, công việc kế toán và nhân sự. (5) Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức trong đơn vị phản ánh việc phân chia quyền lực, trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người trong tổ chức ấy cũng như mối quan hệ hợp tác, phối hợp, kiểm soát và chia sẻ thông tin lẫn nhau giữa những người khác nhau trong cùng một tổ chức. Một cơ cấu tổ chức hợp lý không những giúp cho sự chỉ đạo, điều hành của nhà quản lý được thực hiện thông suốt mà còn giúp cho việc kiểm soát lẫn nhau được duy trì thường xuyên và chặt chẽ hợn .

Cơ cấu tổ chức được xây dựng hợp lý trong đơn vị sẽ tạo môi trường kiểm soát tốt và đảm bảo hoạt động xuyên suốt từ trên xuống dưới trong việc ban hành các quyết định. Sự phù hợp của cơ cấu tổ chức phụ thuộc một phần vào quy mô và đặc điểm hoạt động của đơn vị.

(6) Phân công quyền hạn và trách nhiệm: Cách thức phân công quyền hạn và trách nhiệm đối với các hoạt động; cách thức thiết lập trình tự hệ thống báo cáo và sự phân chia quyền hạn và trách nhiệm giữa các cấp.

(7) Các chính sách và thông lệ về nhân sự: Các chính sách và thông lệ liên quan đến các hoạt động tuyển dụng, định hướng, đào tạo, đánh giá, hướng dẫn, thăng tiến nhân viên, lương, thưởng và các biện pháp khắc phục sai sót.

2.2.2.2.Đánh giá và quản lý rủi ro

hình, vị trí nào cũng có thể rủi ro ghé thăm. Do đó, người KSNB cần xác định được các rủi ro có thể xảy đến với HĐSX của DN.

Bước 2: Đánh giá khả năng xảy ra và mức độ thiệt hại: Đánh giá khả năng xảy ra là quá trình đánh giá một quy trình động nhằm nhận diện và đo lường các rủi ro có thể xảy ra với mức độ thiệt hại như thế nào? Ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, hình thành nền tảng cho việc quyết định các rủi ro nên được quản lý như thế nào.

Bước 3: Biện pháp đối phó: Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, đánh giá khả năng xảy ra rủi ro có tác động mạnh và cùng chiều với hiệu quả HĐSX của DN. Do vậy, các DNSX cần tăng cường đánh giá và kiểm soát rủi ro, cần chủ động trong việc nhận diện rủi ro, xây dựng quy trình đánh giá và phân tích các rủi ro đó. Từ đó thiết kế hoạt động kiểm soát để giảm thiểu tác hại của rủi ro đến HĐSX. Nhà quản lý cân nhắc những thay đổi có thể xảy ra của môi trường bên ngoài cũng như bên trong tổ chức; những thay đổi này có thể cản trở khả năng đạt được các mục tiêu…

Một số rủi ro xảy ra tương ứng với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp sản xuất, bao gồm:

Rủi ro trong quá trình sản xuất:

Thứ nhất, Các DNSX đa phần sản xuất mà chưa xác định được nhu cầu thị trường về số lượng và chất lượng sản phẩm. Hầu hết, các DN đều sản xuất tự phát, theo phong trào. Sản lượng lớn cùng chủng loại làm tăng tính cạnh tranh trực tiếp giữa các DNSX với nhau; chất lượng không đồng đều khiến cho người mua không có thiện cảm tốt với sản phẩm.

Thứ hai, rủi ro xuất phát từ chính nguyên liệu tạo ra sản phẩm không đảm bảo, không rõ xuất xứ, tạo ra những sản phẩm kém chất lượng, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.

Tỷ lệ DNSX gặp rủi ro khi áp dụng mẫu mã sản phẩm mới vào sản xuất không nhiều. Số ít, DNSX rủi ro do nguyên liệu giả, công nghệ lạc hậu gây ra. Khi gặp phải rủi ro này hầu như các DNSX mất sản lượng sản xuất, làm mất uy tín với

đối tượng, làm giảm số lượng sản phẩm ở kỳ tiếp theo.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NAM LIÊN (Trang 38 - 41)