Hệ thống giám sát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NAM LIÊN (Trang 78 - 84)

Giám sát HĐSX là quá trình đánh giá chất lượng của KSNB, phát hiện những khuyết điểm cần được báo cáo lên cấp trên và điều chỉnh lại khi cần thiết.

Công ty đã thành lập ban KSNB để kiểm tra, giám sát các HĐSX của Công ty. Nhiệm vụ của Ban kiểm soát là kiểm tra, giám sát tình hình HĐSX của các đơn vị thuộc hệ thống về sự tuân thủ pháp luật, các quy định pháp lý của ngành bao bì và các quy chế, thể lệ, quy trình nghiệp vụ của. Qua đó, Ban Kiểm tra - KSNB đánh giá chất lượng điều hành và HĐSX của từng đơn vị, tham mưu cho Ban điều hành, cũng như đề xuất khắc phục yếu kém, đề phòng rủi ro, nếu có.

Về nguyên tắc kiểm tra:

Bộ phận kiểm tra trực thuộc cấp lãnh đạo cao nhất của Công ty và độc lập cao về chuyên môn với các bộ phận sản xuất trong dơn vị.

Phù hợp với đặc điểm tổ chức và HĐSX của Công ty. Hiệu quả trong tổ chức KSNB hoạt động sản xuất.

Về chức năng của công tác kiểm tra, giám sát:

Kiểm tra: Kiểm tra tính tuân thủ của hệ thống quản lý đối với chính sách, chế độ của nhà nước.

Xác nhận: Xác nhận tính đầy đủ, trung thực và hợp lý của các số liệu, tài liệu kiểm toán, các báo cáo tài chính và các tài liệu báo cáo khác của phòng, ban, ngành được kiểm toán.

Đánh giá: Trên cơ sở kết quả kiểm toán, đưa ra những kết luận, đánh giá việc tuân thủ pháp luật, chính sách, chế độ, hiệu quả của hoạt động của phòng, ban, ngành được kiểm toán.

Tham mưu, tư vấn: Tham mưu, tư vấn cho Lãnh đạo DN trong công tác quản lý nhằm khắc phục những tồn tại và đề suất những biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của quản lý kinh tế, tài chính và KSNB.

Về nhiệm vụ của KSNBbộ phận kiểm tra, giám sát:

Kiểm tra tính phù hợp, hiệu quả và hiệu lực của KSNB của các phòng, ban, ngành được kiểm tra.

Kiểm tra sự tuân thủ các nguyên tắc HĐSX, quản lý kinh doanh, đặc biệt là kiểm tra tính tuân thủ pháp luật, chính sách, chế độ tài chính, kiểm toán của nhà nước; nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, giám đốc Công ty.

Kiểm tra đánh giá và xác nhận chất lượng, độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính trên BCTC, báo cáo kế toán quản trị trước khi trình Tổng giám đốc ký duyệt.

Phát hiện những tồn tại, sơ hở, yếu kém, gian lận trong quản lý,bảo vệ tài sản của đơn vị được kiểm toán và đề xuất giải pháp khắc phục những tồn tại; cải tiến, hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành kinh doanh của Công ty nói chung và phòng, ban, ngành được kiểm toán nói riêng.

Về nội dung kiểm tra, giám sát:

Kiểm tra tinh thần tuân thủ pháp luật, chính sách, chế độ tài chính, kế toán, chế độ quản lý của Nhà nước và tình hình chấp hành các chính sách, nghị quyết, quyết định, quy định của chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc.

Kiểm tra tinh tuân thủ các quy định, nguyên tắc, quy trình nghiệp vụ thủ tục quản lý của toàn bộ cũng như từng khâu công việc, của từng biện pháp trong KSNB ở Công ty.

Kiểm tra sự chấp hành các nguyên tắc, các chính sách, các chuẩn mực kế toán từ khâu lập chứng từ, vận dụng hệ thống tài khoản, ghi sổ kế toán, tổng hợp thông tin và trình bày BCTC, báo cáo kế toán quản trị đến lưu trữ tài liệu kế toán… ở Công ty

Kiểm tra việc huy động, phân phối sử dụng một cách tiết kiệm và hiệu quả các nguồn lức ( nhân lực, tài sản, tiền vốn, lợi thế kinh doanh…) của Công ty.

Kiểm tra, đánh giá có hiệu quả hoạt động kinh doanh; phân phối và sử dụng nguồn thu nhập; Kiểm soát các HĐSX Công ty bỏ vốn đầu tư; kết quả bảo toàn và phát triển vốn.

Kiểm tra, đánh giá tính hiệu quả hoạt động của các bộ phận chức năng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh của Công ty.

Kiểm toán BCTC và báo cáo kế toán quản trị

Kiểm tra và xác nhận tính kịp thời, đầy đủ, khách quan độ tin cậy của BCTC, báo cáo kế toán quản trị, trước khi tổng giám đốc ký duyệt và công bố.

Kiểm tra và đánh giá các BCTC, báo cáo kế toán quản tri, đưa ra những kiến nghị và tư vấn cần thiết cho quá trình HĐSX - kinh doanh ở Công ty nhằm đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả.

Hoạt động giám sát thường xuyên còn được thể hiện ở việc cán bộ nhân viên tuân thủ các quy định trong nội quy, quy chế của Nam Liên như giám sát ngày công, giám sát hoạt động chuyên môn ở phòng.

Ngoài ra để nâng cao chất lượng phục vụ nhân viên sản xuất, ban lãnh đạo Công ty còn thực hiện tiếp nhận thông tin phản hồi từ nhân viên sản xuất thông qua hòm thư góp ý, phiếu thăm dò hay địa chỉ email của Nam Liên.

Giám sát là quá trình đánh giá chất lượng của KSNB, phát hiện những khuyết điểm để báo cáo lên cấp trên và điều chỉnh lại khi cần thiết. Kết quả khảo sát về giám sát tại Công ty CP Nam Liên được thể hiện qua bảng sau:

Câu hỏi Trả lời

Giám sát Có Không

1 Ban giám đốc có thường xuyên kiểm tra thực tế hoạt động của từng bộ phận sản xuất và kết quả công việc của các cá nhân có trách nhiệm không?

92% 8%

2 Ban giám đốc và trưởng các bộ phận có thường xuyên

tổ chức các cuộc họp giao ban không? 84% 16% 3 Quản đốc bộ phận sản xuất có trực tiếp kiểm tra, đôn

đốc nhân viên của mình thực hiện nhiệm vụ thường xuyên không?

64% 36%

4 Đơn vị có thường xuyên cập nhật và điều chỉnh công cụ

giám sát cho phù hợp không? 78% 22%

5 Sau các đợt giám sát, đơn vị có lập báo cáo và đưa ra những yếu kém của KSNB và đưa ra giải pháp khắc phục không?

96% 4%

6 Toàn bộ quy trình hoạt động của DN đều được giám sát

và điều chỉnh khi cần thiết. 80% 20%

7 Bộ phận KSNB có đáp ứng được yêu cầu về số lượng

và chất lượng không? 92% 8%

8 Công ty CP Nam Liên có giám sát HĐSX định kỳ thông qua các đợt kiểm toán nội bộ hoặc kiểm toán độc lập thực hiện không?

82% 18%

Qua kết quả khảo sát đánh giá nội dung giám sát ở bảng 3.9 cho thấy hoạt động giám sát tại DN cũng tương đối tốt.

Nhìn chung về cơ bản Công ty cổ phần Nam Liên luôn tổ chức thực hiện việc giám sát kiểm tra, kiểm soát định kỳ thông qua kiểm toán nội bộ của Công ty cổ phần Nam Liên, đặc biệt là kiểm tra bán hàng. Ngoài ra Công ty cổ phần Nam Liên còn thuê kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán BCTC hàng năm (80% trả lời Công ty cổ phần Nam Liên giám sát định kỳ thông qua các đợt kiểm toán do kiểm toán nội bộ hoặc kiểm toán độc lập thực hiện).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Thông qua chương 3, tác giả đã phân tích thực trạng về KSNB hoạt động sản xuất tại Công ty cổ phần Nam Liên. Trước tiên, luận văn khái quát đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Nam Liên ảnh hưởng đến KSNB như quá trình hình thành và phát triển, đặc điểm HĐSX kinh doanh, cơ cấu bộ máy quản lý, tình hình hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2017 – 2019. Đặc biệt, tác giả đã phân tích sâu vào thực trạng KSNB hoạt động sản xuất tại Công ty cổ phần Nam Liên trên các nhân tố như: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, hệ thống thông tin và truyền thông, hệ thống giám sát.

CHƯƠNG 4

THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN NAM LIÊN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NAM LIÊN (Trang 78 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w