Xuất phát từ yêu cầu đảm bảo sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao duy trì sự tồn tại phát triển của công ty và có khả năng đứng vững trên thị trường, đồng thời với tư cách là một đơn vị kinh tế hạch toán độc lập Công ty cũng cần thực hiện đầy đủ các yếu tố của quá trình hạch toán kinh doanh. Hiện nay Công ty đã xây dựng được đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình. Bộ máy tổ chức của công ty được thực hiện theo phương pháp quản lý trực tiếp, Hội đồng quản trị và Giám đốc có thể nắm bắt mọi hoạt động kinh doanh của công ty kịp thời, từ đó thấy rõ được thực trạng của công ty để đưa ra các quyết định, chiến lược kinh doanh hợp lý.
Sơ đồ 3.1 – Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Nam Liên
Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự Hội đồng quản trị Tổng giám đốc P.TGĐ sản xuất Phòng kế toán – hành chính P.TGĐ kinh doanh Nhân sự, kế toán, thủ kho Xưởng bao bì nilon Xưởng phủ nhôm Xưởng cán màng Phòng kinh doanh – kỹ thuật Xưởng tem
- Hội đồng quản trị: được các cổ đông của công ty họp và bầu ra để thay mặt họ quản lý, bảo toàn và phát triển nguồn vốn do các cổ đông đó đóng góp.
- Tổng giám đốc Công ty: Là người được Hội đồng quản trị đề cử để thay Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của công ty và là người đại diện Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm toàn diện trước các cổ đông của Công ty, cơ quan chủ quản và trước pháp luật, Nhà nước.
- Phó giám đốc phụ trách sản xuất: Chỉ đạo các bộ phận sản xuất tiến hành sản xuất theo đúng tiến độ, số lượng, chất lượng, có thể được ủy quyền khi giám đốc đi vắng.
Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất theo đơn đặt hàng, từ những đơn hàng tính toán lo cung ứng vật tư phục vụ sản xuất. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mặt kỹ thuật, thiết kế mẫu mã sản phẩm, giám sát kỹ thuật các phân xưởng sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm. Ngoài ra phải chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động kinh doanh của Công ty, vật tư phục vụ sản xuất, lập kế hoạch giá thành.
- Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Phụ trách công việc của phòng kinh doanh – kỹ thuật. Đảm bảo về các đơn hàng đúng kỹ thuật, đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng về sản phẩm, đảm bảo doanh số tiêu thụ và lên kế hoạch kinh doanh định kỳ.
- Phòng kế toán - hành chính: Phụ trách công tác văn thư, quản lý con dấu theo chế độ hiện hành, quản lý lao động, chăm lo đời sống của cán bộ công nhân viên trong Công ty, chăm sóc sức khỏe cho cán bộ công nhân viên, bảo vệ an toàn kho tang, nhà xưởng, thực hiện công việc hành chính như hội nghị tiếp khách
Thực hiện việc hạch toán kế toán, theo dõi đầy đủ các nghiệp vụ, các quá trình vận động của vật tư, tiền vốn, tài sản phản ánh vào báo cáo tài chính. Cung cấp thông tin về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh làm căn cứ giúp Hội đồng quản trị, ban Giám đốc ra quyết định kinh tế. Cung cấp cho Hội đồng quản trị, ban Giám đốc và các bộ phận liên quan về tình hình lao động, tiền lương, tiền thưởng. Đồng thời cung cấp thông tin cần thiêt về đơn vị cho các cơ quan quản lý chức năng và thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
- Các phân xưởng sản xuất: Có nhiệm vụ sản xuất sản phẩm và chịu sự quản lý trực tiếp của Phó giám đốc phụ trách sản xuất. Tại mỗi phân xưởng đều có Quản đốc, Thống kê phân xưởng.
Nhìn chung, cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty là gọn nhẹ,dễ quản lý, dễ làm việc, tránh được sự ùn tắc công việc ở các phòng ban, có sự phối hợp chặt chẽ với nhau để cùng thực hiện một mục tiêu là đưa Công ty ngày càng đi lên và phát triển.