đối với cán bộ, công chức cấp xã công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn và bài học cho UBND huyện Lục Yên
1.4.1. Kinh nghiệm của một số huyện
1.4.1.1. Kinh nghiệm của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
Huyện Yên Bình có 24 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn và 22 xã. Hiện nay , Yên Bình là huyện vẫn có đông các dân tộc cùng chung sống. Trong đó: Người Kinh chiếm khoảng 52% cư dân của huyện, cư trú chủ yếu ở các xã vùng thấp, thị tứ và thị trấn, sống bằng nghề trồng trọt, buôn bán, thợ thủ công, công nhân viên chức trong các cơ quan Nhà nước, các xí nghiệp và lâm trường. Họ đến địa phương muộn nhất từ thế kỷ XII, mang theo những đặc trưng văn hóa của miền châu thổ đồng bằng và trung du Bắc Bộ; dựng nhiều đình, đền để thờ người có công với xóm làng.
Từ năm 2011 đến nay chính quyền huyện Yên Bình đã triển khai thực hiện chính sách tại 10/24 đơn vị hành chính cấp xã với khoảng trên 2000 lượt đối tượng hưởng các chính sách khác nhau theo quy định với tổng số tiền trên 40 tỷ đồng.
- Chính quyền , Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, cơ quan thông tin đại chúng tăng cường phối hợp trong công tác tuyên truyền, nêu cụ thể các địa bàn, đối tượng hưởng các loại chính sách theo quy định, qua đó để đối tượng là cán bộ, công chức cấp xã biết và cùng thực hiện chính sách.
- Bố trí cán bộ có trình độ, phẩm chất đạo đức, năng lực, am hiểu chính sách
1.4.1.2. Kinh nghiệm của huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái
Trạm Tấu là một huyện vùng cao thuộc tỉnh Yên Bái. Có 11 dân tộc anh, em đoàn kết chung sống trên các triền núi cao. Trong đó: Dân tộc Mông chiếm 77% ; Dân tộc Thái 16% còn lại là các dân tộc khác như Khơ Mú, Tày, Mường... Huyện Trạm Tấu cách trung tâm thành phố Yên Bái 114 km.
- Tính từ năm 2011 đến nay huyện Trạm Tấu đã thực thi chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn trong toàn huyện trên địa bàn 12/12 đơn vị hành chính cấp xã, với khoảng 2400 lượt đối tượng thụ hưởng chính sách theo quy định với tổng số tiền chi trả gần 45 tỷ đồng.
Để đạt được kết quả nêu trên, trong thời gian qua chính quyền huyện Trạm Tấu đã thực hiện tốt những nội dung sau:
- Việc thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ cấp huyện đến cấp xã. Cả hệ thống chính trị đã tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện, trong đó chú trọng việc rà soát các đối tượng, địa bàn thực hiện chính sách, kịp thời nắm bắt, giải quyết, cụ thể hàng tháng, hàng quý trực tiếp Phó Bí thư huyện ủy - Chủ tịch UBND và trưởng các ban ngành đều tổ chức thu thập thông tin, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, công chức công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn để từ đó có phương án giải quyết kịp thời, đúng theo quy định, đúng đối tượng thuộc diện điều chỉnh của chính sách.
- Quan tâm đời sống của cán bộ , công chức, không những việc thực hiện các chế độ chính sach mà còn quan tâm đến các điều kiện tinh thần, vật chất để làm việc, để ổn định cuộc sống.
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho chính quyền huyện Lục Yên
Huyện Lục Yên là đơn vị có nhiều nét tương đồng về tình hình kinh tế xã hội, vị trí địa lý, chất lượng, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, trình độ dân trí với huyện Yên Bình.
100% số đơn vị cấp xã (12/12 đơn vị hành chính cấp xã) là vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Đây là nơi có 100% cán bộ, công chức cấp xã được hưởng các chính sách đối với cán bộ, công chức công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội ĐBKK. Từ những kinh nghiệm của chính quyền huyện Yên Bình và huyện Trạm Tấu, cũng như việc thực hiện tại địa phương trong thời gian tới để tổ chức thực thi chính sách đối với cán bộ, công chức công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội ĐBKK chính quyền huyện Lục Yên cần thực hiện tốt những nội dung sau:
- Xác định chính sách đối với cán bộ, công chức công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, từ các cấp lãnh đạo cao nhất của địa phương phải thực sự vào cuộc để kịp thời có sự chỉ đạo, điều hành kịp thời, giải quyết dứt điểm còn vướng mắc, kịp thời hỗ trợ, ổn định cuộc sống cho cán bộ, công chức cấp xã. Vì cán bộ, công chức là những người trực tiếp triển khai thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước đến Nhân dân.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về chính sách đối với cán bộ, công chức công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
- Bố trí người có trình độ chuyên môn phù hợp, kinh nghiệm, có đức, có tài được học hành và đào tạo cơ bản để thực hiện nhiệm vụ.
- Các chính sách hỗ trợ phải đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng.
- Có chính sách thu hút cán bộ , công chức đến và công tác lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
- Thường xuyên tổ chức tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng liên quan đến quá trình thực hiện các chính sách.
- Đề nghị Sở Nội vụ tỉnh Yên Bái khi xét duyệt bổ sung quá trình tham gia BHXH để kiểm tra về thời gian thực tế công tác tại nơi có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
- Đề nghị UBND tỉnh Yên Bái, các Sở liên quan xem xét các quyết định quy định về địa bàn và mốc thời gian để tính thực hiện chính sách theo các quyết định đó.
CHƯƠNG 2:
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CÔNG TÁC
TẠI VÙNG CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI ĐẶC BIỆT