Kiến nghị đối với cơ quan Trung ương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI VÙNG CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN CỦA UBND HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI (Trang 91 - 103)

Chính quyền huyện là cấp tổ chức thực thi các chính sách đối với cán bộ, công chức công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn do các cơ quan trung ương ban hành và chính quyền cấp tỉnh hướng dẫn. Do đó, trong thời gian tới để tổ chức thực thi chính sách thành công thì cơ quan trung ương phải xây dựng được chính sách tốt, phù hợp với thực tiễn, theo các định hướng như sau:

Thứ nhất: Thực hiện điều chỉnh quy định về trợ câp lần đầu, cần bổ sung quy định về thời gian tối thiểu công tác để được hưởng chính sách này, nếu không đủ thời gian quy định thì thu hồi số tiền đã thực hiện chi trả với chính sách này. Nghị định mới số 76/2019/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành đã bỏ quy định về thời gian công tác tối thiểu để được hưởng trợ câp lần đầu, như vậy rất dễ xẩy ra tình trạng trục lợi chính sách. Khi thời gian đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn chỉ có một vài tháng.

Thứ hai: Thực hiện mức phụ cấp thu hút là một số lượng tiền cụ thể 03 triệu, 04 triệu. Không thực hiện quy định 70% hệ số và phụ cấp chức vụ như hiện nay vì các đối tượng cùng công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cần có sự công bằng về số tiền khi công tác thực tế tại các địa bàn này để ổn định cuộc sống, còn hệ số lương và phụ cấp chức vụ là quy định chung thực hiện trong toàn quốc đối với cán bộ, công chức. Ví dụ như: Chỉ nguyên phần phụ cấp thu hút của người có hệ số lương cao có thể bằng hoặc hơn tổng số tiền lương và phụ cấp thu hút của người có hệ số lương cơ bản thấp. Do vậy, nên tạo ra sự công bằng cho

việc công tác tại vùng đặc biệt khó khăn.

Thứ ba: Nâng mức phụ cấp công tác lâu năm như hiện nay với 03 mức là 0,5; 0,6; 0,7 mức lương cơ sở lên cao hơn nữa để có thể khuyến khích cán bộ, công chức công tác lâu dài, gắn bó với vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

KẾT LUẬN

Công tác cán bộ và tổ chức thực thi chính sách đối với cán bộ, công chức công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn là hai vấn đề không thể tách rời. Nhằm ổn định cuộc sống đội ngũ cán bộ, công chức yên tâm công tác, thực hiện tốt các chính sách, quy định của Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế xã hội, thực hiện mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng Nông thôn mới. Vì vậy, việc tìm ra các giải pháp để hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách đối với cán bộ, công chức công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn của chính quyền huyện trong bối cảnh hiện nay là rất cần thiết và cần được nghiên cứu, đánh giá một cách nghiêm túc, toàn diện. Đề tài “Tổ chức thực thi chính sách đối với cán bộ, công chức công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái” nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách đối với cán bộ, công chức công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo hướng đảm bảo tính hiệu quả, hiệu lực và phát triển bền vững. Luận văn đã hoàn thành được các mục tiêu như sau: 1. Xây dựng được khung nghiên cứu về tổ chức thực thi chính sách đối với cán bộ, công chức công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn của chính quyền huyện gồm: khái niệm chính sách, mục tiêu của chính sách, nguyên tắc thực hiện, bộ phận cấu thành của chính sách; khái niệm tổ chức thực thi chính sách, mục tiêu của tổ chức thực thi, quá trình tổ chức thực thi chính sách, và các điều kiện để tổ chức thực thi chính sách thành công.

2. Phân tích thực trạng tổ chức thực thi chính sách đối với cán bộ, công chức công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn của chính quyền huyện Lục Yên theo các giai đoạn của quá trình tổ chức thực thi gồm: chuẩn bị triển khai chính sách, chỉ đạo thực thi và kiểm soát sự thực hiện. Từ đó đánh giá ưu điểm

và hạn chế của tổ chức thực thi chính sách đối với cán bộ, công chức công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn của chính quyền huyện Lục Yên.

3. Luận văn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách của chính quyền huyện Lục Yên trong bối cảnh chính quyền Trung ương đã có những thay đổi về chính sách. Các nội dung đề xuất gồm: các giải pháp về nâng cao năng lực, hiệu quả của bộ máy thực thi; quan tâm, bố trí các nguồn lực; thực hiện tốt các chính sách điều động, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác và một số giải pháp khác tránh việc trục lợi từ chính sách. Luận văn nêu một số giải pháp đề nghị thực hiện đồng thời cũng kiến nghị một số điều kiện để thực hiện các giải pháp đó.

Tuy nhiên, qua thực tiễn triển khai cho thấy các chính sách đối với cán bộ, công chức công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn vẫn còn một số vấn đề như hướng dẫn của tỉnh và trung ương không đồng nhất khác nhau về quyết định quy định địa bàn và thời điểm tính hưởng các chính sách.

Với những vấn đề đã nghiên cứu trong đề tài, tôi hy vọng góp phần làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa ra các giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách đối với cán bộ, công chức công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn của chính quyền huyện.

Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để luận văn này được hoàn thiện hơn./.

1. Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu (2008), Giáo trình Quản lý Nhà nước về

kinh tế; Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

2. Mai Văn Bưu (2008), Giáo trình Hiệu quả quản lý dự án Nhà nước; Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Định (2008), Giáo trình an sinh xã hội, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

4. Đoàn Thị Thu Hà, PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2010), Giáo

trình Chính sách kinh tế, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

5. Đoàn Thị Thu Hà, PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2008), Giáo

trình Khoa học quản lý tập I, II, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

6. Nguyễn Hữu Hải (2015), Giáo trình hoạch định và phân tích chính sách công, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội.

7. Đề tài “Thực thi chương trình 135 giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn” của Hoàng Minh Hà, luận văn thạc sĩ học viện hành chính quốc gia. Đề tài đã hệ thống hoá lý luận cơ bản về chương trình 135 và thực thi chương trình 135; phân tích thực trạng thực thi chương trình 135 giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Băc Kạn; từ đó đánh giá ưu nhược điểm trong quá trình thực thi từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực thi chương trình trong những năm tiếp theo.

8. Bài viết “Chính sách đối với cán bộ, công chức vùng ĐBKK” trên tạp trí trường học viện hành chính quốc gia (2017). Bộ Nội vụ đã dự thảo Nghị định về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

II. Các văn bản quản lý Nhà nước 1. Quy định về nội dung chính sách

1. Chính phủ (2010), Nghị định số 116/2010/ND-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động

2. Chính phủ (2019), Nghị định số 76/2019/ND-CP ngày 08 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội ĐBKK; 7. Thông tư liên tịch số 08/2011/TTLT-BNV-BTC ngày 31 tháng 8 năm 2011 của Bộ Nội vụ, Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 116/2010/NĐ-CP.

3. Công văn số 1361/SNV-STC ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Sở Nội vụ - Sở Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Thông tư liên tịch số 08/2011/TTLT- BNV-BTC ngày 31 tháng 8 năm 2011 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính;

4. Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái (2017), Công văn số 2507/UBND-NC ngày 15/11/2017, UBND tỉnh Yên Bái về việc thực hiện một số chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

5. Sở Nội vụ (2017), Công văn số 296/SNV-CCVC-XDCQ ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Sở Nội vụ tỉnh Yên Bái về việc thực hiện một số chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức.

6. Cơ quan Tổ chức - Nội vụ huyện Lục Yên (2018), Công văn số 40/TCNV- NV ngày 02 tháng 8 năm 2018 về việc thực hiện các chế độ chính sách theo Nghị định số 116/2010/NĐ-CP năm 2018.

2. Quy định về địa bàn được hưởng chính sách

1. Thủ tướng Chính phủ (năm 2017), Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách thôn ĐBKK, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vung dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020. 2. Ủy ban dân tộc (năm 2013), Quyết định số 447/QĐ-UBDT ngày 19 tháng 9 năm 2013 về công nhận thôn ĐBKK, xã khu vực I, khu vực II, khu vực III thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012 - 2015;

3. Ủy ban dân tộc (năm 2004), Quyết định số 106/2004/QĐ-TTg ngày 11 tháng 6 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các xã

tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã ĐBKK, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình phát triển KT-XH các xã ĐBKK vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II);

5. Ủy ban dân tộc (năm 2007), Quyết định số 113/2007/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã hoàn thành mục tiêu Chương trình phát triển KT-XH các xã vùng đồng bào dân tộc, miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa giai đoạn 1995 - 2005, bổ sung các xã, thôn, bản vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II và các xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo vào diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010;

6. Ủy ban dân tộc (năm 2008), Quyết định số 69/2008/QĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt bổ sung danh sách xã ĐBKK, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II và danh sách xã ra khỏi diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II;

7. Ủy ban dân tộc (năm 2009), Quyết định số 1105/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung danh sách xã ĐBKK, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện Chương trình 135 giai đoạn II và danh sách xã hoàn thành mục tiêu, ra khỏi diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II;

8. Ủy ban dân tộc (năm 2008), Quyết định số 01/2008/QĐ-UBDT ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc phê duyệt danh sách thôn ĐBKK thuộc xã khu vực II vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II;

9. Ủy ban dân tộc (năm 2009), Quyết định số 325/QĐ-UBDT ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc phê duyệt danh sách thôn ĐBKK thuộc xã khu vực II vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II;

16/9/2011 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc công nhận 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển;

11. Ủy ban dân tộc (năm 2012), Quyết định số 126/QĐ-UBDT ngày 07/6/2012 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc công nhận bổ sung xã khu vực I, II, III thuộc 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển;

12. Ủy ban dân tộc (năm 2015), Quyết định số 601/QĐ-UBDT ngày 29 tháng 10 năm 2015 về công nhận bổ sung, điều chỉnh thôn ĐBKK, xã khu vực I, khu vực II, khu vực III thuộc vùng dân tộc và miền núi;

13. Ủy ban dân tộc (năm 2015), Công văn số 1438/UBDT-VP135 ngày 31/12/2015 về việc hướng dẫn địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn;

14. Ủy ban dân tộc (năm 2016), Quyết định số 73/QĐ-UBDT ngày 29 tháng 02 năm 2016 về điều chỉnh xã khu vực I, khu vực II, khu vực III thuộc vùng dân tộc và miền núi.

15. Thủ tướng Chính phủ (2017), Quyết định 900/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã ĐBKK, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020;

16. Thủ tướng Chính phủ (2017), Quyết định số 414/QĐ-UBDT ngày 11 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc phê duyệt danh sách thôn ĐBKK vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020.

17. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 204/QĐ-TTg ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách xã ĐBKK, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2016

3. Quy định về các tiêu chí để làm căn cứ xác định địa bàn thực hiện chính sách.

1. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 30/2012/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định thôn ĐBKK, xã

tháng 11 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định thôn ĐBKK, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020;

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1:

BẢNG HỎI NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CÔNG TÁC TẠI VÙNG

CÓ ĐIỀU KIỆN KT-XH ĐBKK TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC YÊN

Câu 1: Anh (Chị) đang làm việc tại cơ quan, tổ chức nào?

Tích (X) vào ô mà phản ánh đúng công việc hiện tại của anh (chị)

Tôi là lãnh đạo, chuyên viện triển khai thực hiện chính sách đang công tác tại UBND huyện Lục Yên

Tôi là cán bộ, công chức cấp xã triển khai và hưởng chính sách

Tôi là cán bộ, công chức cấp xã đang hưởng chính sách Tôi là cán bộ, công chức đã hưởng chính sách nay chuyển công tác, nghỉ hưu.

Câu 2: Xin cho biết mức độ đồng ý của Anh (Chị) đối với các phát biểu dưới đây Tích dấu (X) vào ô mà anh (chị) cho là đúng nhất:

(1: Kém - 2: Yếu - 3: Trung Bình: 4 - Khá - 5: Tốt)

STT Tiêu chí 1 2 3 4 5

Hoạt động phân công, tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức công tác tại vùng có điều kiện KT-XH ĐBKK

1

Sự phân công tổ chức thực hiện rõ ràng gắn với trách nhiệm và quyền hạn của từng đơn vị, cá nhân

Lục Yên

1

Các văn bản được xây dựng và ban hành thường xuyên, đồng bộ và nhanh đến các đối tượng

STT Tiêu chí 1 2 3 4 5

2

Các văn bản được xây dựng theo đúng nội dung hướng dẫn, có nhấn mạnh những điểm mới, những điểm chưa rõ ràng cần lưu ý của UBND tỉnh, Sở

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI VÙNG CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN CỦA UBND HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI (Trang 91 - 103)