Hoàn thiện chỉ đạo thực hiện chính sách

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI VÙNG CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN CỦA UBND HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI (Trang 87)

3.2.2.1. Hệ thống thông tin đại chúng, tư vấn trực tiếp, giải đáp các thắc mắc của cán bộ1, công chức thực thi chính sách qua liên hệ điện thoại.

Để nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, tư vấn thì cần đa dạng hóa các hình thức tiếp cận thông tin của cán bộ, công chức tạo điệu kiện1 cho họ có thể nắm bắt được các chính sách đối với cán bộ, công chức công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn một cách nhanh nhất, thuận lợi nhất, như:

- Đẩy mạnh công tác1 tuyên truyền lồng ghép cuộc họp của cơ quan1, đơn vị. Việc tuyên truyền không chỉ được thực1 hiện bởi các cơ quan thực hiện chính sách mà còn được thực hiện 1bởi các tổ chức xã hội như: Liên đoàn1 Lao động huyện, Tổ chức Công đoàn tại cơ sở… những đơn vị bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

- Các văn bản, cơ chế chính sách mới của Trung ương, của tỉnh, kết quả thực hiện chính sách cần được công khai đến tận UBND xã, cán bộ, công chức người thụ

hưởng chính sách.

- Tổ chức những cuộc họp, gặp gỡ giữa các những người trực tiếp thực hiện chính sách ở huyện với cán bộ, công chức để tiếp thu ý kiến, nguyện vọng từ đó có cơ sở xây dựng kế hoạch thực hiện, ban hành văn bản kịp thời, đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền điều chỉnh các chính sách chưa hợp lý.

3.2.2.2. Về thực triển khai các kế hoạch, thẩm định, phê duyệt danh sách1 các đối tượng hưởng chính sách1

Kế hoạch chỉ được thực hiện tốt khi chính quyền huyện và các chủ thể và đối tượng liên quan chấp hành nghiêm theo quy định của cấp trên cũng như kế hoạch mình xây dựng, như việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, việc bố trí các nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực.

Nâng cao trách nhiệm, đảm bảo sự linh hoạt của các cơ quan ban ngành từ khi thực hiện xét duyệt đến khi thực hiện chi trả tiền các chính sách. Các kế hoạch được thực hiện đúng tiến độ sẽ tạo niềm tin đối với cán bộ,1công chức và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, những người tham gia thực hiện chính sách.

3.2.2.3. Về vận hành các ngân sách

Các chính sách chỉ được triển khai đúng, kịp thời nếu việc vận hành, sử dụng các ngân sách hiệu quả, hợp lý và đáp ứng1các yêu cầu của kế hoạch đề ra, để thực hiện được điều này thì Phòng Tài chính -!Kế hoạch huyện sẽ xây dựng dự toán sơ bộ ngay từ đầu năm, căn cứ vào số lượng phê duyệt của năm liền kề. UBND các xã, chỉ đạo công chức Tài chính1- Kế toán xã thực hiện việc lập dự toán, tham mưu chi trả các chế độ như phụ cấp thu hút, phụ cấp lâu năm cùng với kỳ lương hàng tháng.

3.2.2.4. Về công tác phối hợp

- Phòng Tài chính -!Kế hoạch, Phòng Nội vụ cần chủ động phối hợp, rà soát, tham mưu cho UBND huyện trong công tác lập dự toán dự có tính toán đến việc nâng bậc lương, nâng lương cơ sở để việc lập dự1toán có thể gần sát với thực tế.

- Phòng Nội vụ chủ động phối hợp với Sở Nội vụ để nắm bắt về thời gian dự kiến xét duyệt, những điểm mới trong thực hiện chính sách, từ đó chủ động trong1 việc thực hiện chính sách trên địa bàn huyện.

Trong thời gian qua tình chưa đơn thư về việc thực hiện1chính sách, tuy nhiên đã có rất nhiều thắc mắc, rất nhiều ý kiến phản ảnh, hỏi trực tiếp chuyên viên xét duyệt chính sách về thời gian chi trả một số chế độ và các đối tượng được hưởng1 chính sách, do đó trong thời1gian tới chính quyền huyện cần quan tâm hơn nữa việc tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ, công chức nắm rõ các văn bản quy định1của UBND tỉnh ban hành hàng năm.

Thực hiện tốt công tác tiếp nhận và trả lời các ý kiến phản ảnh, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức trực tiếp làm chính sách để kịp thời nắm bắt các vướng mắc cần giải quyết.

3.2.3. Hoàn thiện1kiểm soát sự thực hiện

3.2.3.1. Về hệ thống thông tin phản hồi

- UBND huyện,1Liên đoàn Lao động huyện và các phòng ban ngành: Phòng Nội vụ, Phòng Tài chính - kế hoạch, Kho bạc Nhà nước, Văn phòng HĐND-UBND huyện (Trang thông tin điện tửihuyện), Thanh tra Nhà nước định kỳ1hàng năm tổi chức phối hợp kiểm tra nghiêm túc, hiệu quả việc thực hiện các chức năng chuyên môn tại các xã khu vựcIIII, xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

- Hàng năm UBND các xã1thựcihiện nghiêm chỉnh công tác báo cáo về tình hình tổ chức thực thi chính sáchiđối với cán bộ, công chức công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn tại địa bàn để chính quyền huyện kịp thời nắm bắt những vướng mắc, tồn tại và có phương án giải quyết.

- Thực hiện nghiêm nguyên tắc đảm bảo công khai tất cả các thông tin của: đối tượng, địa bàn, thời gian được hưởng chính sách cho cán bộ, công chức nắm rõ.

3.2.3.2. Về giám sát và đánh giá

- Ban pháp chế, Ban Dân tộc của HĐND huyện, Ủy ban1kiểm tra huyện ủy, Thanh tra nhà nước huyện nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách đối với cán bộ, công chức công tác tại1vùng có điều kiện kinh tếixã hội đặc biệt khó khăn trong đó tập1trung vào các nội dung về xét duyệt chính sách, chi trả tiền thực hiện chính sách đảm bảo đúng đối tượng.

3.2.3.3. Về điều chỉnh chính sách

xã hội đặc biệt khó khăn thì chính quyền huyện không có thẩm quyền1ban hành mà chỉ có nhiệm vụ tổ chức thực thi theo chỉ đạo, hướng dẫn của cấp có thẩm quyền. Tuy1 nhiên, trong quá trình triển khai chính quyền huyện cấn nắm bắt, tổng hợp các vấn đề1còn vướng mắc, tồn tại như thời gian, địa bàn thực hiện chính sách theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thời điểm tính hưởng chính sách và các chính sách luân chuyển, điều động,1chuyển đổi vị trí đối với cán bộ,icông chức đến các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. UBND huyện tổngihợp để trình UBND tỉnh sửa đổi,iđiều chỉnh cho phù hợp với1thực tiễn.

3.2.3.4. Đưa ra các sáng kiến hoànithiện và đổi mới

Việc hoàn thiện quá trình tổ chức thực thi chính sách là một quá1trình thường xuyên liên tục cần phù hợp với những thay đổi của1chính sách cấp trên ban hành và tình hình thực tiễn của địa phương, do đó trong quá trình thực thi thì các sáng kiến hoàn thiện và đổi mới có vai trò rất quan trọng và góp phần không nhỏ để chính sách thành công, chính quyền huyện Lục Yên cần:

- Khen thưởng xứng đáng bằng tinh thần, vật chất cho các cá nhân có những sáng kiến, cách làm hay để thực hiện nhanh, chính xác, kịp thời các chính sách.

- Lựa chọn được đội ngũ cán bộ,icôngichức thực1hiện chính sách có năng lực, phẩm chất, trình độ chuyên môn phù hợp, sáng tạo.

3.3. Kiến nghị các điều kiện để thực hiện giải pháp

3.3.1. Kiến nghị đối với chính quyền tỉnh Yên Bái

Trên cơ sở các1chính sách khung do các cơ quan Trung ương ban hành, chính quyền cấp tỉnh sẽ xây dựng, triển khaiiđúng với các văn bản 1quy định về địa bàn và mốc thời gian hưởng chính sách. Để chính quyền huyện tổichức thực thi chính sách tốt thì chính quyền tỉnh Yên Bái cần:

- Thường xuyên hàng năm tổ chức rà soát các vùng có điều kiện kinh tế xãihội đặc biệt khó khăn theo các tiêu chí của Chính phủ quy định, trình Chính Phủ quyết định để đảm bảo thực hiện các chính sách về phát triển KT-XH, các chính sách đối với cán bộ, công chức tại những địa bàn này.

- Rà soát các đại bàn theo đúng các quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, không sử dụng các quyết định công nhận các xã, thôn thuộc diện đầu tư chương

trình 135.

- Đối với chính sách trợ câp lần đầu thực hiện chi trả ngay khi cán bộ, công chức đến công tác, ngoài ra còn cần yêu cầu cấp huyện xây dựng kế hoạch việc luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức ngay từ đầu năm đảm bảo công khai, minh bạch tránh tình trạng lợi dụng chính sách như điều động các cán bộ, công chức sắp nghỉ hưu, có hệ số lương cao chưa được hưởng phụ cấp thu hút đến công tác tại các địa bàn khó khăn.

- Bổ sung thêm quá trình đóng BHXH góp phần hỗ trợ tốt cho việc tính thời gian hưởng các chính sách được chính xác, rõ ràng.

3.3.2. Kiến nghị đối với cơ quan Trung ương

Chính quyền huyện là cấp tổ chức thực thi các chính sách đối với cán bộ, công chức công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn do các cơ quan trung ương ban hành và chính quyền cấp tỉnh hướng dẫn. Do đó, trong thời gian tới để tổ chức thực thi chính sách thành công thì cơ quan trung ương phải xây dựng được chính sách tốt, phù hợp với thực tiễn, theo các định hướng như sau:

Thứ nhất: Thực hiện điều chỉnh quy định về trợ câp lần đầu, cần bổ sung quy định về thời gian tối thiểu công tác để được hưởng chính sách này, nếu không đủ thời gian quy định thì thu hồi số tiền đã thực hiện chi trả với chính sách này. Nghị định mới số 76/2019/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành đã bỏ quy định về thời gian công tác tối thiểu để được hưởng trợ câp lần đầu, như vậy rất dễ xẩy ra tình trạng trục lợi chính sách. Khi thời gian đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn chỉ có một vài tháng.

Thứ hai: Thực hiện mức phụ cấp thu hút là một số lượng tiền cụ thể 03 triệu, 04 triệu. Không thực hiện quy định 70% hệ số và phụ cấp chức vụ như hiện nay vì các đối tượng cùng công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cần có sự công bằng về số tiền khi công tác thực tế tại các địa bàn này để ổn định cuộc sống, còn hệ số lương và phụ cấp chức vụ là quy định chung thực hiện trong toàn quốc đối với cán bộ, công chức. Ví dụ như: Chỉ nguyên phần phụ cấp thu hút của người có hệ số lương cao có thể bằng hoặc hơn tổng số tiền lương và phụ cấp thu hút của người có hệ số lương cơ bản thấp. Do vậy, nên tạo ra sự công bằng cho

việc công tác tại vùng đặc biệt khó khăn.

Thứ ba: Nâng mức phụ cấp công tác lâu năm như hiện nay với 03 mức là 0,5; 0,6; 0,7 mức lương cơ sở lên cao hơn nữa để có thể khuyến khích cán bộ, công chức công tác lâu dài, gắn bó với vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

KẾT LUẬN

Công tác cán bộ và tổ chức thực thi chính sách đối với cán bộ, công chức công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn là hai vấn đề không thể tách rời. Nhằm ổn định cuộc sống đội ngũ cán bộ, công chức yên tâm công tác, thực hiện tốt các chính sách, quy định của Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế xã hội, thực hiện mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng Nông thôn mới. Vì vậy, việc tìm ra các giải pháp để hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách đối với cán bộ, công chức công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn của chính quyền huyện trong bối cảnh hiện nay là rất cần thiết và cần được nghiên cứu, đánh giá một cách nghiêm túc, toàn diện. Đề tài “Tổ chức thực thi chính sách đối với cán bộ, công chức công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái” nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách đối với cán bộ, công chức công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo hướng đảm bảo tính hiệu quả, hiệu lực và phát triển bền vững. Luận văn đã hoàn thành được các mục tiêu như sau: 1. Xây dựng được khung nghiên cứu về tổ chức thực thi chính sách đối với cán bộ, công chức công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn của chính quyền huyện gồm: khái niệm chính sách, mục tiêu của chính sách, nguyên tắc thực hiện, bộ phận cấu thành của chính sách; khái niệm tổ chức thực thi chính sách, mục tiêu của tổ chức thực thi, quá trình tổ chức thực thi chính sách, và các điều kiện để tổ chức thực thi chính sách thành công.

2. Phân tích thực trạng tổ chức thực thi chính sách đối với cán bộ, công chức công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn của chính quyền huyện Lục Yên theo các giai đoạn của quá trình tổ chức thực thi gồm: chuẩn bị triển khai chính sách, chỉ đạo thực thi và kiểm soát sự thực hiện. Từ đó đánh giá ưu điểm

và hạn chế của tổ chức thực thi chính sách đối với cán bộ, công chức công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn của chính quyền huyện Lục Yên.

3. Luận văn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách của chính quyền huyện Lục Yên trong bối cảnh chính quyền Trung ương đã có những thay đổi về chính sách. Các nội dung đề xuất gồm: các giải pháp về nâng cao năng lực, hiệu quả của bộ máy thực thi; quan tâm, bố trí các nguồn lực; thực hiện tốt các chính sách điều động, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác và một số giải pháp khác tránh việc trục lợi từ chính sách. Luận văn nêu một số giải pháp đề nghị thực hiện đồng thời cũng kiến nghị một số điều kiện để thực hiện các giải pháp đó.

Tuy nhiên, qua thực tiễn triển khai cho thấy các chính sách đối với cán bộ, công chức công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn vẫn còn một số vấn đề như hướng dẫn của tỉnh và trung ương không đồng nhất khác nhau về quyết định quy định địa bàn và thời điểm tính hưởng các chính sách.

Với những vấn đề đã nghiên cứu trong đề tài, tôi hy vọng góp phần làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa ra các giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách đối với cán bộ, công chức công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn của chính quyền huyện.

Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để luận văn này được hoàn thiện hơn./.

1. Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu (2008), Giáo trình Quản lý Nhà nước về

kinh tế; Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

2. Mai Văn Bưu (2008), Giáo trình Hiệu quả quản lý dự án Nhà nước; Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Định (2008), Giáo trình an sinh xã hội, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

4. Đoàn Thị Thu Hà, PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2010), Giáo

trình Chính sách kinh tế, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

5. Đoàn Thị Thu Hà, PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2008), Giáo

trình Khoa học quản lý tập I, II, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

6. Nguyễn Hữu Hải (2015), Giáo trình hoạch định và phân tích chính sách công, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội.

7. Đề tài “Thực thi chương trình 135 giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn” của Hoàng Minh Hà, luận văn thạc sĩ học viện hành chính quốc gia. Đề tài đã hệ thống hoá lý luận cơ bản về chương trình 135 và thực thi chương trình 135; phân tích thực trạng thực thi chương trình 135 giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Băc Kạn; từ đó đánh giá ưu nhược điểm trong quá trình thực thi từ đó đề

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI VÙNG CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN CỦA UBND HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w