Đánh giá tổ chức thực thi chính sách đối với cán bộ,công chức cấp xã

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI VÙNG CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN CỦA UBND HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI (Trang 79 - 85)

huyện Lục Yên công tác tại vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn, giai đoạn 2011-2019

2.4.1. Điểm mạnh

Trong giai đoạn 2011 - 2019 việc tổ chức thực thi chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã công tác tại vùng có điều kiện kinh tế -xã hội đặc biệt khó khăn huyện Lục Yên có những điểm mạnh cụ thể như sau:

- Bộ máy tham mưu tổ chức thực thi chính sách chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn đã được UBND huyện quan tâm, chọn lọc đào tạo, bồi dưỡng. Đối với cấp huyện từ 2011-2018 là những lãnh đạo, công chức được đào tạo đúng chuyên môn, chuyên viên Phòng Nội vụ, Phòng Tài chính - Kế hoạch được đào tạo bài bản, chính quy, tuổi đời trẻ, chịu khó học hỏi, nghiên cứu văn bản do vậy khi thực hiện nhiệm vụ, tiếp cận nhanh chông, cách xử lý công việc khoa học, tích cực áp dụng công nghệ thông tin vào thực hiện nhiệm vụ được giao. Giải đáp các vướng mắc của cấp xã nhanh, dễ hiểu, việc hướng dẫn đối với những cán bộ, công chức cấp xã mới thực hiện nhiệm vụ được quan tâm.

- Công tác thông tin tuyên truyền được quan tâm, cụ thể hóa bằng văn bản đến tận cơ sở. Hàng năm được triển khai đều dành kinh phí để thực hiện công tác thông tin tuyên truyền trên hệ thống pháp thanh của huyện, của xã, tích cực viết các tin bài liên quan việc thực hiện chính sách trên Trang thông tin điện tử của huyện, hệ thống Điều hành - tác nghiệp.

- Lãnh đạo UBND huyện quan tâm sát sao việc thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn

- Công tác tiếp nhận thông tin phản hồi, thắc mắc trong việc thực hiện chế độ được tập trung giải quyết dứt điểm, việc giải đáp của lãnh đạo, chuyên viên xét duyệt chế độ, được đồng nhất, có dẫn chứng cụ thể văn bản hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh, cán bộ công chức trực tiếp tham gia có phong cách, thái độ làm việc hòa nhã, ân cần, khoa học.

- Chuyên viên được giao nhiệm vụ của Phòng Nội vụ huyện, chủ động trong công việc được giao, chủ động liên hệ với chuyên viên Sở Nội vụ tỉnh Yên Bái, kịp thời nắm bắt thông tin về thời gian cụ thể thực hiện xét duyệt chính sách giúp việc xét duyệt luôn chủ động về thời gian, nhanh chóng.

- Sự phối hợp chặt trẽ giữa các cơ quan như Phòng Nội vụ, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Kho bạc Nhà nước trong việc giám sát chi trả thực hiện chế độ, đảm bảo kịp thời đúng quy định.

- Công tác chi trả việc triển khai thực hiện chính sách được kịp thời, đảm bảo công khai, công bằng, minh bạch, dân chủ góp phần thúc nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho cán bộ, công chức yên tâm công tác, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước việc triển khai, thực hiện các chính sách công của Nhà nước đến người dân.

- Có sáng tạo trong việc triển khai thực hiện chính sách như việc bổ sung quá trình đóng BHXH của cán bộ, công chức góp phần lớn trong việc xét duyệt chính sách, công bằng đúng mốc thời gian, mức trợ cấp theo quy định.

- Hàng năm xây dựng kế hoạch luân chuyển, điều động, định kỳ chuyển đổi cán bộ, công chức công khai minh bạch, đúng quy định. Tránh việc trực lợi từ chính sách.

- Quan tâm tổ chức tổng kết, rút bài học kinh nghiệm về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của hệ thống chính trị các cấp cũng như về chuyên môn nghiệp vụ, từ đó có kiến nghị để sửa đổi chính sách và phương pháp tổ chức thực hiện chính sách cho phù hợp hơn với tình hình thực tiễn.

2.4.2. Điểm yếu

Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng nhưng tổ chức thực thi chính sách đối với cán bộ, công chức công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt

khó khăn của chính quyền huyện còn tồn tại một số điểm yếu như sau:

- Bộ máy thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn về trình độ chuyên môn, năng lực, kỹ năng còn hạn chế, một số do mới tuyển dụng công chức cấp xã các năm có đợt thi tuyển dụng từ năm 2011 đến nay trên địa bàn huyện Lục Yên vào các năm 2012, 2015, 2016. Một số cán bộ mới được bầu giữ chức danh Chủ tịch UBND xã nhiệm kỳ 2016-2021 chưa được tập huấn việc thực hiện chính sách.

- Chuyên viên phụ trách xét duyệt chính sách của UBND huyện năm 2019 chưa có kinh nghiệm trong việc xét duyệt, có trình độ chuyên môn không phù hợp, hình thức đào tạo chính quy hệ cử tuyển, Lãnh đạo phụ trách chính sách này năm 2019 lại thực hiện đào tạo nâng cao trình độ lý luận hệ tập trung tại Hà Nội do vậy việc xét duyệt năm 2019 chậm, còn trường hợp chưa hợp lý, chưa đúng với quy định của Trung ương, của tỉnh.

- Việc lãnh đạo, chỉ đạo về thực thi chính sách khi đi vào nội dung triển khai cụ thể ở một số xã còn lúng túng.

- Văn bản hướng dẫn của UBND tỉnh có nhiều điểm chưa đúng với quy định của Trung ương như việc: Lựa chọn văn bản phê duyệt danh sách các xã, thôn thuộc diện đầu tư chương trình 135, không phải là các quyết định công nhận xã khu vực III, thôn ĐBKK để thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

- Việc thực hiện chế độ nâng bậc lương không được thực hiện theo từng tháng, chỉ thực hiện 01 lần trong năm. Ảnh hưởng đến công việc xét duyệt đối với một số chính sách có mức chi trả liên quan trực tiếp đến hệ số lương hiện hưởng. Việc thực hiện chế độ nâng bậc lương còn liên quan đến lĩnh vực thi đua,, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá phân xếp loại cán bộ, công chức hàng năm…

- Trong giai đoạn 2011-2019 mới chỉ xét duyệt chính sách trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với 03 đối tượng tại 03 xã trong năm 2014.

- Việc thực hiện trợ cấp lần đầu được rà soát thực hiện đồng loạt vào năm 2017 với số tiền tính theo mức lương cơ sở tại thời điểm cán bộ, công chức đến công tác không phải là thời điểm thực hiện xét duyệt do vậy cùng một thời điểm xét duyệt, số tiền trợ cấp đối với các đối tượng có sự chênh lệch do mức lương cơ sở

qua các năm có sự thay đổi.

- Việc giải quyết tồn tại, vướng mắc trong việc thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn có lúc, có nơi chưa kịp thời;

- Tiến độ lập danh sách, hoàn thiện hồ sơ của một số đơn vị cấp xã còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu đề ra, còn nhiều sai sót, cần chỉnh sửa nhiều lần để hoàn thiện.

- Hoạt động đánh giá, giám sát có thực hiện nhưng còn mang tính chất hình thức, chiếu lệ nên chất lượng thấp, công tác đánh giá cũng được tiến hành nhưng không liên tục, kịp thời. Các cán bộ tham gia tại các cơ Cơ quan có chức năng giám sát, chưa am hiểu sâu đối với chính sách đối với cán bộ, công chức công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Thông tin của hoạt động giám sát và đánh giá cung cấp chưa đáp ứng đầy đủ và kịp thời cho quá trình hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách.

2.4.3. Nguyên nhân của điểm yếu

2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Một số quy định về mốc thời gian tính bắt đầu thực hiện chính sách của UBND tỉnh ban hành chưa thống nhất với văn bản của cấp Trung ương.

- Các địa bàn thực hiện chính sách thường xuyên thay đổi theo nhiều loại quyết định khác nhau như: quyết định công nhận địa bàn, quyết định các xã hoàn thành chương trình xây dựng Nông thôn mới.

2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện chính sách chưa năng lực còn hạn chế, chưa có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm.

- Các cán bộ, công chức thực hiện giám sát, kiểm tra chính sách đa số là kiêm nhiệm thực thi nhiệm vụ.

- Công tác cán bộ như luân chuyển , chuyển đổi vị trí công tác cũng làm ảnh hưởng đếnviệc thực hiện chính sách.

- Công tác truyền thông: thông tin tuyên truyền , phố biến chính sách tại một số địa phương chưa đầy đủ, chi tiết.

- Việc nghỉ chế độ lao động, thi đua -khen thưởng, kỷ luật, thay đổi mức lương cơ sở.

Tóm lại, cho dù còn có một số yếu kém nhất định nhưng thực tiễn cho thấy quá trình tổ chức thực thi chính sách đối với cán bộ , công chức công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn của chính quyền huyện Lục Yên trong thời gian qua đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần vào việc thu hút, ổn định cuộc sống đối với cán bộ, công chức những người trực tiếp triển khai, đưa các chính sách của Đảng và Nhà nước đến với người dân và đi vào cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế -xã hội của địa phương. Đây là một trong những căn cứ quan trọng để đề xuất định hướng cũng như giải pháp để hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã huyện Lục Yên công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn năm 2020 và những năm tiếp theo.

CHƯƠNG 3:

PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

CÔNG TÁC TẠI VÙNG CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI 3.1. Phương hướng hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách đối với cán bộ, công chức công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn huyện Lục Yên

Việc thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc trách nhiệm của UBND các cấp,trong đó có sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Quan tâm đến đời sống của cán bộ, công chức góp phần thực hiện tốt chính sách giảm nghèo bền vững, chương trình xây dựng Nông thôn mới, triển khai tốt các chính sách khác đến người dân.

Việc chi trả chế độ liên quan chính sách phải bảo đảm dân chủ, công khai, khách quan, công bằng và đúng quy định của pháp luật. Cán bộ, công chức được xét duyệt chi trả đúng đối tượng, kịp thời, đúng thời gian quy định.

Tránh việc trục lợi từ chính sách. Góp phần thực hiện tốt công tác cán bộ theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Quan điểm của Bác về cán bộ: “cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy” Đảng , Nhà nước và các đoàn thể nhân dân, “Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Bác cho rằng , cán bộ là cầu nối của Đảng, Nhà nước với nhân dân, là người truyền đạt và tổ chức nhân dân thực thi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời nắm bắt và phản hồi thông tin từ phía nhân dân để Đảng và Nhà nước có căn cứ hoạch định, điều chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách: “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng”. Người khẳng định và nhấn mạnh”…cán bộ là cái gốc của mọi công việc… huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” .

Văn kiện Đại hội ĐBTQ lần thứ XII cũng chỉ rõ: Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”; thể chế hóa, cụ thể hóa các nguyên tắc về xây dựng Đảng; tiếp tục ban hành và thực hiện các quy chế, quy định trong công tác cán bộ bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và chặt chẽ giữa các khâu, liên thông giữa các cấp; có quy chế về đánh giá đúng đắn, khách quan đối với cán bộ, để có cơ sở sử dụng, bố trí cán bộ, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng chạy chức, chạy tuổi, chạy bằng cấp... Tại cuộc họp ngày 08/12/2017 của Bộ Chính trị về thực hiện Kết luận số 24-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XI về đẩy mạnh công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo, gắn với thực hiện Quy chế bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử ban hành kèm theo Quyết định số 68-QĐ/TW ngày 04/7/2007 của Bộ Chính trị khóa X, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Công tác cán bộ cực kỳ quan trọng, qua thực tiễn càng ngày càng thấy quan trọng, là nguyên nhân của mọi nguyên nhân, là gốc của mọi công việc, then chốt của then chốt. Bác Hồ từng nói, mọi việc thành bại đều do cán bộ, bố trí cán bộ đúng là khác, bố trí sai là khác, rất nguy hiểm. Do đó, qua mọi giai đoạn cách mạng, Đảng ta luôn xác định công tác cán bộ phải đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất, toàn diện của Đảng, như Văn kiện Đại hội ĐBTQ lần thứ XII chỉ rõ “Quán triệt và nghiêm túc thực hiện quan điểm Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy quyền và trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị về công tác cán bộ.

Đứng trước yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ hiện nay trong thời gian tới huyện phải tăng cường việc thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn để góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ có tâm, có tầm góp phần vào việc triển khai thực thi các chính sách của Đảng và Nhà nước tại địa phương.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI VÙNG CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN CỦA UBND HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI (Trang 79 - 85)