Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế-xã hội của huyện Lục

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI VÙNG CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN CỦA UBND HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI (Trang 50 - 52)

2.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế-xã hội của huyện Lục Yên, tỉnhYên Bái Yên Bái

Huyện Lục Yên là một đơn vị hành chính thuộc tỉnh Yên Bái. Trung tâm là thị trấn Yên Thế Quốc lộ 70 khoảng 18 km về hướng Đông và cách thành phố Yên Bái 93 km về hướng Bắc . Huyện có 23 đơn vị hành chính xã và 01 thị trấn, trong đó có 15 xã được Nhà nước công nhận là vùng III.

Huyện Lục Yên nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Yên Bái, có toạ độ địa lý: từ 21º55’30’’ đến 22º03’30’’ vĩ độ Bắc; từ 104º30’ đến 104º53’30’’ kinh độ Đông. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 100 đến 150m. Trung tâm huyện là thị trấn Yên Thế, cách trung tâm tỉnh lỵ 93 km và cách Hà Nội 265km, có tuyến Quốc lộ 70 chạy qua nối Hà Nội - Việt Trì - Yên Bái - Lào Cai.

- Phía Bắc giáp huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang, phía Tây giáp huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp huyện Văn Yên và huyện Yên Bình, phía Đông giáp huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang.

- Huyên Lục Yên có diện tích là 810,01 km2. Dân số toàn huyện là 109.406 người (Theo niên giám thống kê năm 2018). Lục Yên có 18 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc Tày chiếm 53,3%, Kinh 21,2%, Nùng 10,4%, còn lại là các dân tộc khác.

Cơ cấu kinh tế:

+ Nông, lâm nghiệp; thuỷ sản: 12,7%/KH 12,6% + Công nghiệp - Xây dựng: 41,0%/KH 40,5% + Dịch vụ - Thương mại: 46,3%/KH 46,9%

- Đến nay toàn huyện có 158 doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả; 10 hợp tác xã, trong năm thành lập mới 24 doanh nghiệp và cấp giấy đăng ký kinh doanh cho 276 hộ gia đình.

- Triển khai đồng bộ các giải pháp về xóa đói, giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 18,76%, giảm 4,72% so với năm trước, số hộ cận nghèo năm 2019 là 4.211 hộ chiếm 14,79%.

- Tổ chức thực hiện việc xây dựng Nông thôn mới theo các tiêu chí đã đề ra, trung bình mỗi xã đạt 10,86 tiêu chí/xã, trong đó có 07 xã từ 10 tiêu chí trở lên; 05/24 xã đạt chuẩn nông thôn mới là xã Trúc Lâu và xã Vĩnh Lạc, xã Liễu Đô, xã Mai Sơn, xã Khai Trung.

Hiện tại huyện có 01 trường Trung cấp nghề; 01 trung tâm giáo dục thường xuyên; 03 trường THPT; có 55 trường THCS, Tiểu học, mầm non, 02 cơ sở mầm non tư thục với 805 nhóm lớp, 24.570 cháu học sinh. Toàn huyện có 14/24 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Biểu 2.1. Biểu các xã được công nhận là vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn huyện Lục Yên qua các thời kỳ từ

khi chính sách có hiệu lực thi hành

ST

T Tên đơn vị

Mốc thời gian bắt đầu được tính là địa bàn có điều kiện KT-XH ĐBKK

Ghi chú

1 XÃ KHÁNH HÒA Từ tháng 06/2008

2 XÃ PHÚC LỢI Từ tháng 01/2000

3 XÃ KHÁNH THIỆN Từ tháng 01/2000 Gián đoạn 22 tháng

4 XÃ TÂN LẬP Từ tháng 01/2000 5 XÃ PHAN THANH Từ tháng 01/2000 6 XÃ AN PHÚ Từ tháng 01/2000 7 XÃ TRUNG TÂM Từ tháng 4/2001 8 XÃ ĐỘNG QUAN Từ tháng 09/2013 9 XÃ MINH CHUẨN Từ tháng 09/2013 10 XÃ TÂN PHƯỢNG Từ tháng 09/2013 ST T Tên đơn vị

Mốc thời gian bắt đầu được tính là địa bàn có điều kiện KT-XH ĐBKK

Ghi chú

11 XÃ LÂM THƯỢNG Từ tháng 09/2013

12 XÃ KHAI TRUNG Từ tháng 09/2013 Đã ra khỏi vùng

ĐBKK từ 07/2017 13 XÃ AN LẠC Từ tháng 07/2017 14 XÃ MINH TIẾN Từ tháng 07/2017 15 XÃ TÔ MẬU Từ tháng 07/2017 16 XÃ MƯỜNG LAI Từ tháng 07/2017 (Nguồn tác giả tự tổng hợp)

- Tính đến thời điểm hiện tại trên địa bàn huyện có 15 xã là xã khu vực III, xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Riêng trường hợp xã Khai Trung, xã này là xã khu vực II, có trụ sở UBND xã đóng trên địa bàn thôn ĐBKK do vậy cán bộ, công chức xã Khai Trung được hưởng các chính sách như cán bộ, công chức công tác tại xã khu vực III. Hiện nay thôn có trụ sở xã đóng trên địa bàn đã ra khỏi danh sách thôn ĐBKK.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI VÙNG CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN CỦA UBND HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w