2.3.3.1. Xây dựng hệ thống thông tin phản hồi
Tổ chức thực thi chính sách đối với cán bộ, công chức công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn là một quá trình liên tục, phức tạp đòi hỏi các cơ quan chính quyền phải thường xuyên nắm bắt thông tin để có các tác động nhằm điều chỉnh cho phù hợp đúng quy định, chính quyền huyện sử dụng hệ thống thông tin phản hồi thông qua báo cáo thực hiện chính sách hàng năm của UBND các xã, việc thực hiện chi trả rút tiền qua hệ thống Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước. Qua các ý kiến tại các cuộc họp công đoàn ở cơ sở, các ý kiến kiến nghị, thắc mắc về chính sách của những người trực tiếp thụ hưởng chính sách với lãnh đạo, chuyên viên Phòng Nội vụ cơ quan xét duyệt, tiếp nhận phản hồi chính sách. Có tổng số 45 ý kiến liên quan đến chính sách, trong đó có 15 ý kiến liên quan đến địa bàn được thụ hưởng chính sách, 18 ý kiến liên quan đến việc đối tượng được
hưởng trợ cấp lần đầu, 12 ý kiến liên quan đến thời gian chi trả tiền trợ cấp lần đầu, trợ cấp khi nghỉ hưu hoặc chuyển khỏi vùng đặc biệt khó khăn.
2.3.3.2. Tiến hành giám sát, đánh giá
Với đặc thù là hoạt động đòi hỏi cần có sự đánh giá, giám sát thường xuyên, việc kiểm soát thực thi chính sách đối với cán bộ, công chức công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn của chính quyền huyện Lục Yên được thực hiện bởi các cơ quan:
Các chủ thể kiểm soát: Huyện ủy, HĐND, UBND, Ban Tổ chức huyện ủy, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, Kho bạc Nhà nước, Thanh tra Nhà nước, Liên đoàn Lao động huyện.
Công cụ và hình thức kiểm soát:
- Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện chính sách phụ cấp thu hút, phụ cấp lâu năm, các kế hoạch điều động, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức (30 văn bản).
- Các văn bản đôn đốc chỉ đạo, kiểm tra của Huyện ủy, Ban pháp chế, Ban Dân tộc thuộc HĐND huyện (ban hành 12 công văn).
- Các báo cáo về tình hình tổ chức thực thi chính sách đối với cán bộ, công chức công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, báo cáo cải cách tiền lương, cải cách hành chính hàng năm (28 báo cáo).
- Tiến hành thu thập thông tin, các ý kiến phản hồi đóng góp cán bộ, công chức là những đối tượng trực tiếp thụ hưởng chính sách (tiếp nhận 45 ý kiến, giải đáp 45 ý kiến).
- Tiến hành các đợt kiểm tra công vụ đối với 24/24 xã trong huyện, đặc biệt là nội dung kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt của 15/24 xã đặc biệt khó khăn. Trong giai đoạn 2011-2019, tổng số 05 đợt kiểm tra với 120 lượt xã được kiểm tra trong đó có có 69 lượt kiểm tra các xã là xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
- Thực hiện quy chế phối hợp với Kho bạc Nhà nước huyện thực hiện 05 đợt kiểm tra việc chi trả tiền thực hiện chính sách sau khi có quyết định cấp kinh phí thực hiện.
Bước tiếp theo trong giai đoạn kiểm soát quá trình tổ chức thực thi chính sách đối với cán bộ, công chức công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn là đánh giá việc tổ chức thực thi chính sách để kịp thời có những điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn, trong quá trình thực hiện chính quyền huyện đánh giá theo các tiêu chí sau:
Đánh giá hiệu lực của chính sách: mục tiêu của các chính sách đối với cán bộ, công chức công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thường rất cao và tốt đẹp, tuy nhiên do tính phức tạp và đa dạng trong quá trình thực thi kết quả đạt được thường không như mục tiêu đã đề ra. Một trong những nguyên tắc cơ bản của các chính sách đối với cán bộ, công chức công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn là phải đảm bảo chi trả kịp thời, công bằng, đúng đối tượng, đúng thời gian quy định để cho cán bộ, công chức yên tâm công tác, có điều kiện để được làm việc ổn định, thuận lợi để có cơ hội đóng góp tốt hơn cho xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn tại địa bàn huyện Lục Yên, cũng như các địa bàn khác mức thu nhập đối với cán bộ, công chức chưa thực sự đảm bảo, còn nhiều khó khăn và thiếu thốn trong cuộc sống.
Bảng 2.7. Kết quả khảo sát thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức công tác tại vùng có điều kiện
kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn
(ĐVT: %) TT Đánh giá Tiêu chí 1 2 3 4 5 Điểm TB 1
Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát được thực hiện một cách nghiêm túc, rõ ràng, công khai và minh bạch
20 24 26 16 14 2,8/5
2
Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát được thực hiện một cách thường xuyên
18 28 28 14 12 2,74/5
Đề tài phát 50 phiếu khảo sát dạng bảng hỏi kết quả khảo sát cho thấy những người được hỏi đánh giá về công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn chưa thực sự tốt.
Cụ thể: Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát được thực hiện một cách nghiêm túc, rõ ràng, công khai và minh bạch chỉ đạt điểm trung bình 2,8/5 điểm, với 26% người được hỏi tương đương với 13/50 người trả lời công tác này thực hiện ở mức trung bình, 16% người được hỏi tương đương với 08/50 người trả lời công tác này thực hiện ở mức khá, 14% người được hỏi tương đương với 07/50 người trả lời công tác này thực hiện ở mức tốt. Còn lại 24% người được hỏi tương đương với 12/50 người trả lời công tác này thực hiện ở mức yếu, 20% người được hỏi tương đương với 10/50 người trả lời công tác này thực hiện ở mức kém. Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát được thực hiện một cách thường xuyên chỉ đạt điểm trung bình 2,74/5 điểm, với 28% người được hỏi tương đương với 14/50 người trả lời công tác này thực hiện ở mức trung bình, 14% người được hỏi tương đương với 07/50 người trả lời công tác này thực hiện ở mức khá, 12% người được hỏi tương đương với 06/50 người trả lời công tác này thực hiện ở mức tốt. Còn lại 28% người được hỏi tương đương với 14/50 người trả lời công tác này thực hiện ở mức yếu, 18% người được hỏi tương đương với 09/50 người trả lời công tác này thực hiện ở mức kém.
Kết quả này phù hợp với việc tiếp nhận các thắc mắc, đơn thư khiếu nại liên quan việc thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Các ý kiến này thực tế nằm trong nội dung việc hướng dẫn thực hiện chính sách của Sở Nội vụ và Sở Tài chính, UBND tỉnh có những điểm chưa thực sự phù hợp, UBND huyện chỉ là thực hiện theo hướng dẫn của cấp tỉnh.
2.3.3.3. Điều chỉnh chính sách
Chính sách đối với cán bộ, công chức công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thường là các quy định khung tuy nhiên thực tiễn triển khai các văn bản của UBND tỉnh, Sở Nội vụ tỉnh còn nhiều mâu thuẫn cần được
giải quyết như: Giai đoạn 2012-2015, UBND tỉnh cho phép hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế. Huyện Lục Yên có 15 trường hợp tuy nhiên những đối tượng này lúc đầu thì được thực hiện chính sách như đối tượng là cán bộ, công chức, tuy nhiên đến năm 2015 lại có văn bản truy thu số tiền đã chi trả thực hiện chính sách với số tiền 201.987.000 đồng. Việc quy định về địa bàn, thời gian tính hưởng chính sách theo Quyết định số 900/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 414/QĐ- UBDT của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT, các Quyết định này chỉ phê duyệt danh sách được đầu tư vốn 135 chứ không phải là công nhận xã, thôn vùng ĐBKK. Trên địa bàn huyện Lục Yên nếu theo đúng việc công nhận địa bàn hưởng chính sách có 01 xã ra và 04 xã vào thời điểm từ 28/4/2017 (ngày quyết định 582/QĐ-TTg) có hiệu lực. Tuy nhiên do hướng dẫn của tỉnh 01 xã ra khỏi vùng ĐBKK cán bộ, công chức vẫn được hưởng thêm 02 tháng phụ cấp thu hút với 20 đối tượng tương ứng 90,089 triệu đồng. 04 xã hưởng chính sách muộn 02 tháng, các tháng này là tháng 05, 06 năm 2017. Ngoài ra một số công chức chuyển đổi vị trí việc làm cũng không được hưởng trợ cấp lần đầu lý do là thời gian thực hiện chuyển đổi là ngày 01/05/2017. Tại thời điểm này theo đúng hướng dẫn của tỉnh thì 1 số địa bàn lúc đó chưa phải là vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (03 đối tượng với 39 triệu đồng chẵn).
Bảng 2.8 Kết quả khảo sát về thực hiện công tác điều chỉnh chính sách
(ĐVT:%) T T Đánh giá Tiêu chí 1 2 3 4 5 Điểm TB 1
Tạo môi trường thuận lợi cho quá trình triển khai thực hiện chính sách
18 16 22 26 18 3,1/5
2
Mức độ phù hợp của chính sách sau khi được điều chỉnh theo hướng dẫn của tỉnh
34 28 24 08 06 2,24/5
Trong quá trình khảo sát về việc thực thi chính sách, việc tìm hiểu công tác điều chỉnh chính sách được tiến hành trên cơ sở các câu hỏi cho điểm đối với các mức độ đánh giá khác nhau. Thang đánh giá từ 1 đến 5 điểm (1- Kém, 2- Yếu, 3 -Trung bình, 4- Khá, 5 -Tốt). Kết quả khảo sát cho thấy trong 50 phiếu khảo sát được thiết kế dưới dạng bảng hỏi về công tác điều chỉnh chính sách:
Huyện Lục Yên đã tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động triển khai chính sách đối với cán bộ, công chức công tác tại vùng có điều kiện kinh tế -xã hội đặc biệt khó khăn được triển khai một cách nhanh chóng và có hiệu quả với 3,1/5 điểm cụ thể là với 18% người được hỏi tương đương với 09/50 người trả lời công tác này thực hiện tốt, 26% người được hỏi tương đương với 13/50 người trả lời công tác này thực hiện khá và 22% người được hỏi tương đương với 11/50 người trả lời công tác này thực hiện trung binh, 16% người được hỏi tương đương với 08/50 người trả lời công tác này thực hiện yếu, 18% người được hỏi tương đương với 09/50 người trả lời công tác này thực hiện kém. Mức độ phù hợp của chính sách sau khi được điều chỉnh theo hướng dẫn của tỉnh được đánh giá thấp chỉ đạt 2,24/5 điểm cụ thể với 34% người được hỏi tương đương với 17/50 người trả lời công tác này thực hiện kém, 28% người được hỏi tương đương với 14/50 người trả lời công tác này thực hiện kém, 24% người được hỏi tương đương với 12/50 người trả lời công tác này thực hiện trung bình và chỉ có 08% người được hỏi tương đương với 04/50 người trả lời công tác này thực hiện khá, 06% người được hỏi tương đương với 03/50 người trả lời công tác này thực hiện tốt. Nguyên nhân là do việc triển khai chính sách của cấp tỉnh, của Sở ngành tham mưu văn bản còn nhiều hạn chế bất cập.
2.3.3.4. Đưa ra các sáng kiến hoàn thiện và đổi mới
Các chính sách đối với cán bộ, công chức công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khă n hiện nay được ban hành bởi các cơ quan cấp trung ương, để thực hiện tại cơ sở UBND huyện phải chờ các hướng dẫn của cấp tỉnh, do đó trong quá trình tổ chức thực thi vào thực tiễn thường xảy ra tình trạng văn bản triển khai chính sách của cấp dưới chưa đúng với văn bản hướng dẫn của Trung Ương, chậm triển khai, có nhiều liên quan đến việc thực hiện các chế độ chính sách
khác như chế độ nâng bậc lương, việc luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức. Liên quan đến thời gian thực tế được tính hưởng các chính sách cần có quá trình đóng BHXH để nắm rõ, việc xin đi học nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, việc nghỉ chế độ theo quy định của Bộ Luật Lao động như nghỉ phép.