Khái niệm về đánh giá thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN (Trang 34 - 38)

1.2.1. Khái niệm về đánh giá thực hiện dân chủ ở cấp xãtrên địa bàn huyện trên địa bàn huyện

Theo từ điển tiếng việt (2019): “ Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phân đoán về kết quả của công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải tạo thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.”

Đánh giá thực hiện dân chủ ở cấp xã là xem xét, nhận định về giá trị các kết quả đạt được khi ban hành và thực thi một chính sách. Để có thể đi vào cuộc sống, được thể chế hóa thành các quy định pháp luật. Việc nhìn nhận và đánh giá thực hiện dân chủ ở cấp xã thường gắn với sự đánh giá những quy định pháp luật này có phù hợp với những yêu cầu của cuộc sống hay không và chúng được vận hành như thế nào trên thực tế. Tuy nhiên, thực hiện dân chủ ở cấp xã không chỉ thể hiện trong các quy định pháp luật, chúng còn nằm trong các chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch, hướng dẫn hoạt động của Đảng và Nhà nước.

Từ những quan điểm trên, theo tác giả luận văn: Đánh giá thực hiện dân chủ ở cấp xã là công tác xem xét nhận định các kết quả đạt được trong thực dân chủ ở xã, thị trấn. Việc đánh giá do Huyện ủy, UBND huyện là chủ thể thực hiện, sẽ bao quát việc xem xét về tổng thể các nội dung về thực hiện dân chủ trong việc giải quyết một vấn đề cấp thiết đặt ra trong tổ chức thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn. Đánh giá tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã cho phép xem xét, nhận định không chỉ về nội dung thực hiện dân chủ, mà còn về quá trình thực hiện dân chủ,

từ đó có biện pháp điều chỉnh phù hợp với đòi hỏi thực tế để đạt các mục tiêu mong đợi.

1.2.2. Chủ thể thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện

1.2.2.1. Bộ máy đánh giá thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện

Hình 1.1 : Bộ máy đánh giá thực hiện dân chủ ở cấp xã

Nguồn: Tác giả tổng hợp

- Huyện ủy: Ban Thường vụ huyện ủy giao Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ của huyện đánh giá đối với Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở các xã, thị trấn trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện QCDC và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- UBND huyện: Là chủ thể quản lý đánh giá, theo nhiệm vụ được giao trong pháp luật và nhiệm vụ Ban Chỉ đạo phân công; giao nhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộc như phòng Nội vụ; phòng Văn hóa; phòng Tư pháp… đánh giá đối với các nội dung thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn theo từng lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Ban Dân vận huyện ủy, MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội thực hiện đánh giá công tác tuyên truyền, vận động, giám sát, phản biện các nội dung về thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn.

Huyện ủy

( Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC huyện)

Ủy ban nhân dân huyện (Các phòng, ban chuyên môn)

Ban Dân vận, MTTQ các tổ chức chính trị-xã hội

Công chức các phòng, ban Công chức các ban, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội

- Bộ phận kiểm tra đánh giá: Là bộ phận phối hợp tiến hành kiểm tra rà soát quy trình thực hiện và đánh giá tổ chức thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn do Ban Dân vận huyện ủy là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo điều hành phối hợp.

- Chuyên viên đánh giá: Là cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ đánh giá thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

1.2.2.2. Chủ thể thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện

Tổ chức Đảng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện dân chủ

Đảng bộ, chi bộ cấp xã, phường là hạt nhân chính trị ở cấp xã; chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đề ra chủ trương, nhiệm vụ chính trị của địa phương và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả chủ trương đó; chủ động và phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan để xây dựng hệ thống chính trị cấp xã vững mạnh, giàu đẹp, văn minh. Lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh…

Chính quyền cấp xã trong việc thực hiện dân chủ

Hội đồng nhân dân cấp xã “Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”(2). Từ đó, chức năng, nhiệm vụ của HĐND (có 8 điểm theo Luật tổ chức chính quyền địa phương(3), chủ yếu gồm: ban hành nghị quyết hoặc quyết định các vấn đề quan trọng ở địa phương; quyết định công tác nhân sự (bầu cử, bãi nhiệm, miễn nhiệm,…) và công tác đầu tư, thu chi ngân sách...; về tổ chức thực hiện hoạt động giám sát; …

Ủy ban nhân dân cấp xã “do HĐND cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên”(5). UBND cấp xã hoạt động thông qua các phiên họp tập thể của UBND; sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch UBND. Với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, UBND cấp xã phải thể hiện vai trò quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các mặt, các lĩnh vực

của đời sống kinh tế - xã hội ở địa phương; đồng thời, cũng là cơ quan quản lý việc chấp hành, thực hiện các quyết định, chỉ đạo của HĐND cấp xã và UBND cấp huyện gắn với các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Thể hiện trên các hoạt động kinh tế - xã hội, văn hóa, an ninh, quốc phòng và môi trường xã hội trên địa bàn.

MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội trong việc thực hiện dân chủ

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội là những bộ phận cấu thành hệ thống chính trị, được hình thành theo nguyên tắc tự nguyện và hoạt động theo nguyên tắc tự quản, nhằm đáp ứng những lợi ích đa dạng của các thành viên, thu hút đông đảo nhân dân vào tham gia quản lý các công việc nhà nước, công việc xã hội, nâng cao tính tích cực của mỗi công dân. Trong xã hội ta, nhân dân thực hiện quyền lực chính trị của mình không chỉ bằng nhà nước mà còn thông qua các đoàn thể chính trị - xã hội, tổ chức xã hội. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội là các tổ chức quần chúng của Đảng, là công cụ để tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng trong các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt trong thời kỳ chưa có chính quyền, Mặt trận và các tổ chức quần chúng của Đảng là các công cụ đắc lực của Đảng để vận động quần chúng, tập hợp, tổ chức quần chúng để tiến hành các đấu tranh cách mạng nhằm giành chính quyền. Khi Đảng giành được chính quyền, trở thành Đảng cầm quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong hệ thống dân chủ nhân dân, hệ thống chuyên chính vô sản trước đây, hệ thống chính trị hiện nay tiếp tục phát huy vai trò của mình trong vận động, tập hợp, tổ chức quần chúng tham gia xây dựng Đảng; xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị còn là người đại diện cho ý chí, tiếng nói của quần chúng nhân dân, bảo vệ lợi ích hợp pháp và quyền lợi chính đáng của các tầng lớp nhân dân. Do vậy tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội phải dựa trên ý chí, nguyện vọng của quần chúng, đáp ứng các yêu cầu, lợi ích của các tầng lớp nhân dân. Để phục vụ tốt các mục tiêu chính trị, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trước hết phải phục vụ

tốt lợi ích của các thành viên của mình, phải thật sự trở thành một tổ chức tự nguyện của nhân dân, hoạt động phù hợp với các yêu cầu của đời sống xã hội, phát triển đất nước nhanh, bền.

Người dân trong việc thực hiện Dân chủ ở cấp xã

Điều quan trọng là năng lực làm chủ của người dân được nâng cao và khuyến khích tạo cho họ thói quen làm chủ. Khi người dân có kiến thức có sự hiểu biết về nội dung quyền dân chủ của mình và trách nhiệm làm người chủ, thì họ mới biết hưởng quyền dân chủ và biết dùng quyền dân chủ dám nói, dám làm, để mưu cầu hạnh phúc của cá nhân công dân, cũng như hạnh phúc chung của cộng đồng. Năng lực làm chủ của dân không phải tự nhiên mà có. Nó liên quan đến 2 vấn đề: quyền được thông tin và trình độ học vấn, sự hiểu biết về chính trị-kinh tế-xã hội của người dân.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN (Trang 34 - 38)