Nội dung đánh giá thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN (Trang 38 - 44)

Đánh giá thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện cần dựa trên đánh giá tổng quát tất cả các nội dung và giai đoạn tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã mà

huyện ủy, (Ban chỉ đạo thực hiện Dân chủ ở cấp xã), UBND huyện thực hiện bao gồm đánh giá đối với giai đoạn chuẩn bị triển khai; đánh giá đối với xây dựng kế hoạch thực hiện dân chủ ở cấp xã và đánh giá đối với giai đoạn chỉ đạo thực hiện dân chủ ở cấp xã. Nội dung thực hiện đánh giá cụ thể như sau:

1.2.4.1. Chuẩn bị thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện

a) Tổ chức bộ máy thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện

Đánh giá tổ chức bộ máy thực hiện dân chủ ở cấp xã gồm các tiêu chí như sau: - Bộ máy thực hiện dân chủ ở cấp xã có được xây dựng và sắp xếp đúng quy định của pháp luật hay không?

- Sự phù hợp và hiệu quả trong vận hành và hoạt động của bộ máy thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện.

- Sự chặt chẽ trong phối hợp giữa các cơ quan, thành viên trong bộ máy thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện.

- Trình độ và kinh nghiệm của nhân lực trong bộ máy thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện.

b) Xây dựng kế hoạch thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện - Đánh giá công tác xây dựng kế hoạch:

+ Xác định rõ trách nhiệm của Cấp ủy, chính quyền và các phòng ban trong việc lập kế hoạch thực hiện dân chủ ở cấp xã.

+ Tổng hợp tình hình qua từng giai đoạn để báo cáo Huyện ủy, ban chỉ đạo thực hiện QCDC của huyện về công tác triển khai và kết quả thực hiện dân chủ ở cấp xã.

+ Tổ chức hoạch định nguồn kinh phí và nhân lực nhằm thực hiện dân chủ ở cấp xã.

+ Ban chỉ đạo thực hiện thực hiện Quy chế dân chủ huyện, xã làm tốt chức năng của mình đối với việc lập kế hoạch và liên tục theo sát tiến độ.

- Đánh giá đối với công tác xây dựng các văn bản hướng dẫn:

+ Sự cụ thể hóa trong những văn bản hướng dẫn thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện.

cấp xã trên địa bàn huyện.

+ Tính khả thi của các văn bản hướng dẫn thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện.

- Đánh giá đối với công tác tổ chức tập huấn:

Việc tổ chức thực hiện dân chủ đối cấp xã là một nội dung lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, vì vậy cán bộ tham gia thực hiện dân chủ cần nhiều kiến thức, kỹ năng, nghiệm vụ chuyên môn lẫn hiểu biết về từng vùng ở xã, thị trấn. Công tác tập huấn cho cán bộ thực hiện dân chủ ở cấp xã ngoài việc tập huấn các kiến thức, kỹ năng chung (xây dựng kế hoạch, chương trình công tác; tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá) còn phải ưu tiên tập huấn những kỹ năng cần thiết theo mỗi nội dung, kỹ năng tuyên truyền, vận động; kỹ năng tổ chức đối thoại; kỹ năng lấy ý kiến nhân dân; kỹ năng tổ chức cuộc họp... Đặc biệt tập huấn cho các bộ cấp xã, cho các cán bộ thôn, khu dân cư và các công tác viên thôn, khu dân cư cần ưu tiên kỹ năng tuyên truyền, hướng dẫn theo từng lĩnh vực, nội dung. Công tác tập huấn chính sách cần được triển khai trước hết với các cán bộ của bộ máy của đảng, quản lý nhà nước. Tại các địa phương, việc nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm, cũng như năng lực cho cán bộ của bộ máy là hết sức quan trọng, nhằm đảm bảo quá trình thực hiện dân chủ mang lại hiệu quả cao cụ thể là:

+ Số lượt cán cán cán bộ, công chức ban Chỉ đạo của huyện, của xã được tập huấn. + Số lượng người dân được trang bị các kiến thức, kỹ năng trong công tác giám sát.

1.2.4.2. Chỉ đạo thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện

Ở giai đoạn này, bộ máy tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện sẽ thực hiện những nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện dân chủ với những hoạt động và các hoạt động này cần được đánh giá cụ thể như sau:

a. Truyền thông về dân chủ tới người dân và các cán bộ thôn khu dân cư

Để người dân và các cán bộ thôn, khu dân cư thấm nhuần quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về dân chủ, cấp ủy, chính quyền cấp huyện, xã có nhiệm vụ tổ chức công tác truyền thông các nội dung về dân chủ ở cấp

xã đến với Nhân dân. Nội dung công việc là:

- Xác định đối tượng cần truyền thông về thực hiện dân chủ và Pháp lệnh dân chủ ở cấp xã: đó là Người dân thuộc các hộ gia đình; cán bộ thôn, khu dân cư, cán bộ, công chức xã, thị trấn là đối tượng cần tuyên truyền về thực hiện dân chủ và Pháp lệnh dân chủ ở cấp xã.

- Xác định những nội dung truyền thông về thực hiện dân chủ và Pháp lệnh dân chủ ở cấp xã.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động truyền thông với sự phối hợp của các cơ quan truyên truyền như trung tâm văn hóa, Khối dân vận cấp xã.

- Tổ chức truyền thông qua hệ thống thông tin công cộng, kênh đài báo, kênh phổ biến trực tiếp qua tuyên truyền viên thôn, khu dân cư và công tác viên, những người có uy tín.

b. Triển khai thực hiện kế hoạch

Trong giai đoạn này, các cơ quan trong bộ máy thực hiện dân chủ sẽ tổ chức thực hiện các kế hoạch/chương trình về thực hiện dân chủ ở cấp xã.

- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã.

- Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cùng cấp trong việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã.

- Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc có trách nhiệm giám sát việc thực hiện và tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện dân chủ ở cấp xã.

c. Phối hợp với các tổ chức chính trị- xã hội và với các cơ quan quản lý nhà nước khác trong thực hiện dân chủ ở cấp xã

Thực hiện dân chủ ở cấp xã tác động rất lớn đến quyền và lợi ích của nhân dân ở xã, thị trấn, nhưng kết quả tác động lại liên quan đến nhiều yếu tố, quá trình thuộc nhiều bộ phận khác nhau, nên cần phải phối hợp để đạt được mục tiêu, mục

đích đề ra.

Do địa bàn cấp xã, đồng bào chủ yếu sống tập trung ở các thôn bản vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ người dân hiểu biết về các quy định thực hành dân chủ ít, do vậy cần có sự vào cuộc của nhiều cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội khi tổ chức thực hiện Pháp lệnh này. Các cơ quan phối hợp tham gia chủ yếu trong công tác truyền thông, tổ chức các chương trình xóa đói, giảm nghèo, đào tạo nghề cho người dân... Cấp ủy, các cơ quan quản lý nhà nước cần phối hợp với MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội trong việc tham gia giám sát, phản biện xã hội, sử dụng các kênh thông tin, cánh tay nối dài để tham khảo ý kiến, tuyên truyền, vận động để tạo sự đồng thuận trong nhân dân.

1.2.4.3. Giai đoạn kiểm tra thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện

a. Báo cáo và giám sát thông tin phản hồi từ việc thực hiện dân chủ ở cấp xã:

Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ của huyện, xã, thị trấn, tổ công tác của cấp ủy, chính quyền cấp huyện tổ chức các cuộc họp, đợt khảo sát tại địa bàn khu dân cư, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền xã, thị trấn tổ chức thực hiện dân chủ tại địa phương.

Huyện ủy, Ủy ban nhân dân cấp huyện thông qua các cơ quan chuyên môn trực thuộc, thường xuyên trao đổi thông tin, nắm bắt tiến độ thực hiện, phối hợp giải quyết những khó khăn vướng mắc về thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn trong phạm vi thẩm quyền.

Hệ thống thông tin phản hồi là một trong những yêu cầu đầu tiên để có được thông tin cho hoạt động giám sát và đánh giá việc thực hiện dân chủ. Thông tin về thực hiện dân chủ ở cấp xã có thể được lấy từ nhiều kênh:

- Kênh báo cáo của Ban Dân vận Tỉnh ủy, huyện ủy.

- Kênh báo cáo của MTTQ, các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh, huyện. - Kênh thông tin từ chính quyền cấp huyện.

- Kênh thông tin từ người dân.

- Kênh thông tin từ các cơ quan quản lý ngành dọc…

thông tin cho giám sát và đánh giá việc thực dân chủ ở cấp xã.

b. Kiểm tra, giám sát thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện

Giám sát việc thực hiện dân chủ ở cấp xã có vai trò hết sức quan trọng, đảm bảo các nội dung dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục bao gồm:

- Kiểm tra, giám sát tình hình ban hành các văn bản hướng thực hiện dân chủ ở cấp xã.

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các văn bản hướng dẫn thực hiện dân chủ ở cấp xã.

Những nội dung công khai để nhân dân biết, những nội dung và hình thức để nhân dân bàn và quyết định trực tiếp, những nội dung và hình thức nhân dân biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định và những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định này có đảm bảo đầy đủ, đúng thời gian, phát huy được dân người dân tham gia hay không, việc lấy ý kiến Nhân dân có đúng địa chỉ, đúng đối tượng, thành phần đề ra.

Kiểm tra, giám sát kết quả của các nội dung cần song hành với các hoạt động cụ thể. Các công cụ để kiểm tra, giám sát như các báo cáo từ các thôn, các xã, báo cáo của các phòng ban chuyên môn với các nội dung khác nhau về thực hiện các nội dung về thực hiện dân chủ ở cấp xã; khảo sát mức độ hài lòng, mức độ được biết, mực độ tham gia; phỏng vấn các cơ quan tổ chức phối hợp tham gia; kiểm tra trực tiếp của lãnh đạo huyện, Ban chỉ đạo thực hiện QCDC cấp xã.

Các cơ quan tham gia kiểm tra, giám sát là Ban Thường vụ huyện ủy, HĐND huyện, UBND huyện, Ban Chỉ đạo thực hiện Dân chủ ở của huyện, các cơ quan chuyên môn của huyện như phòng nội vụ, thanh tra huyện và các cơ quan phối hợp khác.

Nội dung đánh giá thực hiện dân chủ ở cấp xã là: Đánh giá sự thực hiện dân chủ ở cấp xã nhằm cung cấp các thông tin cho điều chỉnh quá trình thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn, điều chỉnh và đổi mới các nội dung Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Đánh giá sự thực hiện dân chủ ở cấp xã bao gồm:

- Đánh giá tính hiệu lực của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở cấp xã là so sánh kết quả thực hiện các nội dung của Pháp lệnh đề ra so với việc Bảo đảm trật tự, kỷ cương, trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật;

- Đánh giá tính hiệu quả dân chủ ở cấp xã là so sánh kết quả thực các nội dung của Pháp lệnh đề ra so với việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

- Đánh giá tính công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện dân chủ ở cấp xã cần bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước;

- Đánh giá việc bảo đảm, phát huy quyền làm chủ của nhân dân được biết, tham gia ý kiến, quyết định, thực hiện và giám sát việc thực hiện dân chủ ở cấp xã;

- Đánh giá tính phù hợp của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở cấp xã là xác định những khoảng cách giữa kết quả triển khai thực hiện với mong muốn của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân.

c. Điều chỉnh sự thực hiện các nội dung của thực hiện dân chủ ở cấp xã và đề xuất đổi mới thực hiện Pháp lệnh thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn

Thông tin đánh giá làm căn cứ cho điều chỉnh các nội dung như hoàn thiện bộ máy thực hiện dân chủ ở cấp xã, hoàn thiện các kế hoạch triển khai, tổ chức thực hiện; điều chỉnh các văn bản hướng dẫn, tăng cường tập huấn cán bộ thực hiện hay tích cực truyền thông chính sách đến với cán bộ, công chức và Nhân dân.

Những thông tin đánh giá cũng là căn cứ cho huyện đề xuất những điều chỉnh thực hiện dân chủ ở cấp xã như điều chỉnh mở rộng các hình thức cung cấp thông tin, mở rộng đối tượng, thời gian, cách thức thực hiện dân chủ, ... hoặc đề xuất đổi mới các nội dung Pháp lệnh, thông qua các đại biểu quốc hội và cơ quan chuyên môn đề xuất nâng cấp Pháp lệnh lên thành Luật để nâng cao tính hiệu lực, tính pháp lý.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN (Trang 38 - 44)