Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN (Trang 88 - 92)

- Trình độ cán bộ được giao nhiệm vụ thực hiện dân chủ ở cấp xã còn nhiều hạn chế:

Sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền và thành viên Ban chỉ đạo thực hiện dân chủ còn hạn chế, chưa thực sự vào cuộc quyết liệt, việc phân công nhiệm vụ chưa rõ ràng, sản phẩm đầu ra chưa được cụ thể, lượng hóa dẫn đến trách nhiệm thực hiện chưa cao, việc cụ thể hóa xây dựng chương trinh, kế hoạch chưa thật sự tốt.

Cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn nói riêng và trên địa bàn huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn chung là những người tiếp xúc trực tiếp với Nhân dân, là người trực tiếp tham gia giải quyết các công việc liên quan tới dân. Mọi hành động, cử chỉ, lời nói của cán bộ, công chức đều để lại ấn tượng trong lòng người dân. Người dân có đặt niềm tin vào Đảng, Nhà nước hay không, phụ thuộc rất nhiều và cách ứng xử, cách thức giải quyết công việc của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Muốn thực hiện dân chủ theo đúng nghĩa “Dân là chủ và Dân làm chủ”“Dân biết, Dân bàn, Dân làm, Dân kiểm tra” thì việc cần phải có một đội ngũ cán bộ công chức có đủ trình độ, phẩm chất, năng lực nhận thức vấn đề và thực thi theo đúng thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ đặc biệt là vấn đề đạo đức, phẩm chất phải được nâng lên hàng đầu. Do đó, vấn đề cần đặt ra là nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức để họ nhân thức và hành động đúng.

Trên thực tế có thể thấy rằng, cán bộ công chức nói chung và cán bộ, công chức cấp xã nói riêng ở một số xã chưa thực sự gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân, thực thi công vụ miên sao được lòng cấp trên, còn đối với nhân dân thì chưa thực sự quan tấm đúng mức, thái độ cửa quyền, hách dịch, xa rời quần chúng nhân dân. Từ đó, ảnh hưởng tiêu cực tới việc thực hiện dân chủ ở cấp xã. Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực và hiệu quả của quá trình tổ chức thực hiện dân chủ ( Pháp lệnh dân chủ ở cấp xã của huyện Tràng Định).

- Một số quy định trong thực hiện dân chủ ở cấp xã chưa phù hợp với thực tiễn và các quy định của pháp luận hiện hành dẫn tới khó khăn trong quá trình tổ chực thực thi như:

Qua tổng kết 10 năm thi hành Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 cho thấy, một số nội dung quy định tại Pháp lệnh hiện nay không còn phù hợp với hệ thống pháp luật mới được ban hành hoặc đã trở nên lạc hậu so với thực tiễn, như: Tinh thần Hiến pháp năm 2013 đặt lên hàng đầu quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân. Trong khi, những quy định hiện hành của Pháp lệnh số 34/2007/PL- UBTVQH11 chưa thể hiện được rõ tinh thần này như Hiến pháp năm 2013 quy định. Các văn bản về thực hiện quy chế dân chủ chưa đồng bộ ví dụ như: Điều 26 của Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 quy định về lấy phiếu tín nhiệm hiện nay không còn hiệu lực, vì Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 35/2012/QH13 ngày 21/11/2012 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Nghị quyết này đã bãi bỏ Điều 26 Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11. Nội dung dân bàn, biểu quyết liên quan đến hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố được quy định tại Điều 13 Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11, hiện nay đã được quy định chi tiết trong Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg ngày 08/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước, có hiệu lực vào ngày 01/7/2018. Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 chưa quy định rõ trách nhiệm và chưa cụ thể nội dung phối hợp của cơ quan nhà nước ở địa phương với cơ quan nhà nước cấp trên trong việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Quy định tại Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 chỉ giao cho Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn triển khai và chịu trách nhiệm chính để thực hiện dân chủ ở cấp xã, song vấn đề về chỉ đạo của cấp trên và mối quan hệ của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn đối với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện chưa được quy định; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố cũng chưa được thể hiện rõ trong Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11. Mặt khác trình độ dân trí vùng miền núi, biên giới còn hạn chế, hệ thống các văn bản quy định còn dài dòng, phức tạp. Hệ thống các văn bản pháp quy về chính sách

đất đai, xây dựng thay đổi liên tục, chưa đồng bộ, nhất quán, nhất là chính sách đền bù giải phòng mặt bằng, quy hoạch đất lâm nghiệp và đất rừng phòng hộ chồng lấn gây khó khăn cho quá trình triển khai thực hiện.

- Do trình độ dân trí còn thấp:

Do là một huyện miền núi, biến giới nên trình độ nhận thức không đồng đều và còn có hạn chế nhất định trong quá trình thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện Tràng Định. Ở một số nơi, làng, bản còn có tình trạng “phép vua thua lệ làng” nhất là trong vấn đề tín ngưỡng, phong tục tập quán, nếp sống đã ăn sâu và tầm trí của nhiều thế hệ, do đó việc triển khai các văn bản pháp luật của Nhà nước nói chung và Pháp luật về Quy chế dân chủ ở sở nói riêng gặp nhiều khó khăn nhất định. Hình thức niêm yết, công khai quy định trong Pháp lệnh 34/2007/PL- UBTVQH11 còn đơn giản, nhất là trong điều kiện khoa học - kỹ thuật tiến bộ, cho phép đa dạng hóa hơn các hình thức công khai thông tin. Mặt khác, hình thức công khai cũng có lúc không còn phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước hiện nay.

- Do địa bàn rộng lớn, điều kiện tự nhiên không thuận lợi:

Địa bàn huyện Tràng Định rộng, điều kiện đi lại khó khăn, điều kiện thời tiết không thuận lợi nên việc tổ chức thực thi Pháp lệnh của cấp ủy chính quyền gặp không ít khó khăn. Điều kiện giao thông còn hạn chế dẫn tới việc đi lại từ trung tâm huyện tới các thôn xã nhất mất nhiều thời gian, đặc biệt vào mùa mưa lũ, có những tháng mưa lũ phải 10-15 ngày, có giá rét vào mùa đông, nhiều đường xá lầy lội không thể đi lại bằng phương tiện giao thông. Đây cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới những hạn chế trong quá trình tổ chức thực thi Pháp lệnh của cấp ủy, chính quyền huyện Tràng Định.

- Tính pháp lý thể hiện cũng chưa đạt được ở mức cao nên chế tài xử lý, biện pháp xử lý vi phạm vẫn chỉ ở mức nhắc nhở, rút kinh nghiệm:

Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 còn thiếu các biện pháp bảo đảm thực thi dân chủ, dẫn đến các quy định của Pháp lệnh còn chưa bảo đảm tính pháp lý cao. Nhiều quy định còn chung chung nên khó thực hiện. Việc thiếu các biện pháp bảo đảm dẫn đến việc tổ chức thực hiện dân chủc ở cấp xã còn lúng túng, hình thức.

Thẩm quyền theo dõi, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên đối với việc thực hiện dân chủ cấp ở xã, phường, thị trấn chưa được quy định. Do đó, khi có vấn đề thực hiện không nghiêm, không đúng quy định pháp luật về dân chủ ở cấp xã, thì khó có căn cứ để đánh giá, xem xét trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong sai phạm, vi phạm để xử lý.

Thực trạng thực hiện quy chế dân chủ và vấn đề công khai, minh bạch trong hoạt động của chính quyền cấp xã còn có nhiều bất cập, thiếu minh bạch trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước là nhận định, đánh giá của nhiều doanh nghiệp, chuyên gia về cách thức lấy ý kiến văn bản pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước hiện nay. Cách thức lấy ý kiến tạo cảm giác là cho đủ thủ tục mà không đạt mục tiêu như mong muốn là văn bản pháp luật cần phản ánh, cân nhắc đầy đủ các quan điểm khác nhau trong xã hội. Chất lượng của quyết định hành chính chưa đáp ứng đúng yêu cầu, thực tiễn, nhiều trường hợp chưa bảo đảm tính hợp pháp, hoặc không hợp lý, không khả thi, chưa thật sự bảo đảm tính công bằng dẫn đến bị khiếu nại, khởi kiện.

Trách nhiệm và các biện pháp cụ thể xử lý khi có vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cấp xã chưa được quy định tại Pháp lệnh số 34/2007/PL- UBTVQH11. Quy định về tính chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm của người đứng đầu về việc tuân thủ hoặc không tuân thủ pháp luật về thực hiện dân chủ cấp xã, khi có vi phạm xảy ra, bị phát hiện, tính kịp thời trong xử lý vi phạm về thực hiện dân chủ cấp xã còn lúng túng, bị động, thiếu nghiêm minh và căn cứ để xử lý.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀNG ĐỊNH,

TỈNH LẠNG SƠN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w