Thực trạng giai đoạn chuẩn bị thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN (Trang 63 - 73)

địa bàn huyện Tràng Định

a) Đối với xây dựng bộ máy thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện Tràng Định

Hình 2.1: 10 Bộ máy tổ chức thực dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện Tràng Định

Nguồn: huyện ủy Tràng Định

Hình trên cho thấy bộ máy triển khai thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. Với vai trò, vị trí, chức năng của từng bộ phận trong bộ máy như sau:

Huyện ủy BDV, UBMTTQ và các tổ chức CT-XH HĐND huyện UBND huyện UBND 22 xã, thị trấn Phòng Nội vụ Các phòng ban

+ Ban Thường vụ huyện ủy giao Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ của huyện đánh giá đối với Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở các xã, thị trấn trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện dân chủ và các văn bản hướng dẫn thi hành.

+ HĐND huyện là cơ quan xem xét và phê duyệt đề xuất về chủ trương, mục tiêu và cơ chế thực hiện việc thực hiện dân chủ ở cấp xã do UBND huyện trình. HĐND huyện cũng trực tiếp giao UBND huyện trực tiếp tổ chức triển khai các nhiệm vụ cụ thể về dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện; đồng thời cũng giám sát việc tổ chức thực hiện của UBND huyện và các chủ thể liên quan.

+ UBND huyện là cơ quan quản lý, tổ chức thực thi các nội dung về dân chủ ở cấp xã trên địa bàn.

+ Phòng Nội vụ:

- Tham mưu cho UBND huyện trong việc xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã theo chương trình hàng năm; theo dõi, tổng hợp, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch về Ủy ban nhân dân huyện để kịp thời chỉ đạo, điều hành.

- Phối hợp với các phòng ban, UBND các xã, thị trấn trong công tác thực hiện các quy định về thực hiện dân chủ ở cấp xã.

- Thực hiện chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ chuyên môn cấp xã trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về các nội dung có liên quan đến thực hiện chức năng, nhiệm vụ của phòng.

+ Ban Dân vận huyện ủy: là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo, tham mưu, đôn đốc các thành viên BCĐ thực hiện theo quy chế, phân công nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát việc lãnh dạo thực hiện dân chủ trên địa bàn. Chỉ đạo kịp thời điểu chỉnh, bổ sung các quy chế, quy ước dân chủ cho phù hợp với văn bản pháp luật mới. Chỉ đạo bộ phận báo cáo kịp thời kết quả thực hiện dân chủ theo Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11, các nghị định của Chính phủ về thực hiện QCDC.

+ MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội: tham mưu cho BCĐ tuyên truyền, vận động nhân dân địa phương hưởng ứng các chủ trương, chính sách của Đảng,

Nhà nước về xây dựng và thực hiện dân chủ ở cấp xã. Phối hợp với các cơ quan liên quan đến việc giám sát thực hiện dân chủ ở cấp xã theo Pháp lệnh số 34/2007/PL- UBTVQH11, các nghị định của Chính phủ về thực hiện dân chủ về BCĐ của xã, thị trấn do câp trên ban hành; gắn thực hiện chức năng, nhiệm vụ với giám sát, phản biện xã hội của MTTQ theo Quyết định số 217; 218 của Bộ Chính trị, hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; Ban Giám sát đầu từ cộng đồng.

+ Đảng ủy, UBND 22 xã, thị trấn: Có trách nhiệm tổ chức thực các nội dung của pháp lệnh dân chủ trên địa bàn xã, thị trấn. Báo cáo kết quả thực thi nhiệm vụ về Huyện ủy, UBND huyện qua Ban Dân vận và Phòng nội vụ tổng hợp chung.

+ Ngoài ra, còn có các phòng ban liên quan như: Phòng Văn hóa – Thông tin, Phòng tư pháp, Thanh tra huyện, Phòng giáo dục và Đào tạo, Công an huyện, Ban Chỉ huy quân sự huyện, Trung tâm văn hóa… căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện một số công việc liên quan và tích cực phối hợp với các cơ quan ở trên để công tác chuẩn bị triển khai pháp lệnh đạt hiệu quả.

Bộ máy thực dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện Tràng Định về cơ bản đã thực hiện đầy đủ vai trò của mình. Trong đó, mỗi cơ quan có những nhiệm vụ riêng, cụ thể nhưng vẫn phối hợp với nhau trong các hoạt động chung nhằm đi đến kết quả như mục tiêu đề ra của cấp ủy, chính quyền cấp huyện. Góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Với chức năng là cơ quan tham mưu cho Ban Chỉ đạo thực hiện dân chủ ở cấp xã của huyện, Ban Dân vận huyện ủy và phòng nội vụ đã thể hiện sự tích cực và nỗ lực trong quá trình thực hiện dân chủ ở cấp xã trong nhiều năm.

Nhân sự trong bộ máy thực hiện dân chủ ở cấp xã của huyện Tràng Định là những người có năng lực quản lý, có đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để vận hành và thực hiện các công việc liên quan đến tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện Tràng Định. Đa số nhân sự trong bộ máy này đều là những người tốt nghiệp Đại học trở lên, có chuyên môn vững về xây dựng đảng, quản lý thực thi chính sách và các vấn đề dân tộc, các kỹ năng cơ bản như tổ chức các buổi tập huấn, tuyên truyền pháp lệnh, giám sát quá trình thực hiện.

Bảng 2.9: Nguồn nhân lực tổ chức thực hiện dân chủ của huyện giai đoạn 2017 – 2019 (Ban chỉ đạo thực hiện QCDC huyện Tràng Định)

STT Chỉ tiêu số lượng ĐVT 2017 2018 2019

1 Tổng số người trong

ban chỉ đạo Người 18 19 19

2

Phân theo trình độ

Trên đại học Người 1 2 3

Đại học Người 16 17 16

Cao đẳng Người 1 0 0

Trung cấp Người 0 0 0

Nguồn: huyện ủy Tràng Định

Bảng trên cho thấy nhân lực tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã giai đoạn 2017 - 2019 không có sự thay đổi số lượng nhưng về trình độ đã có sự thay đổi. Số người có trình độ Đại học trở lên chiếm 88,8%, có 5,5% trình độ dưới đại học năm 2017, đến năm 2019 là 100% có trình độ đại học, Đặc biệt năm 2019 đã có 03 cán bộ có trình độ thạc sĩ, chiếm 15,7 %. Huyện cũng đã quan tâm tạo điều kiện để 01 công chức có trình độ cao đẳng được đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn lên đại học. Đến nay, đội ngũ nhân lực tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện Tràng Định đã đáp ứng được vị trí công việc. Để chuẩn hóa theo vị trí việc làm trong giai đoạn tiếp theo, chính quyền huyện Tràng Định cần chú trọng đến công tác bổ sung và nâng cao trình độ nguồn nhân lực cho bộ máy để công tác tổ chức thực thực hiện dân chủ ở cấp xã được thực hiện một cách có hiệu quả.

Bảng 2.10: Nguồn nhân lực tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã giai đoạn 2017 – 2019 (ban chỉ đạo thực hiện QCDC xã, thị trấn)

STT Chỉ tiêu số lượng ĐVT 2017 2018 2019

1

Tổng số người trong ban chỉ đạo Người 13 (23) 13 (23) 13 (23) 2

Phân theo trình độ Người 299 299 299

Trên đại học Người 0 1 2

Đại học Người 176 191 190

Cao đẳng Người 89 45 51

Trung cấp Người 34 62 56

Nguồn: huyện ủy Tràng Định

Bảng trên cho thấy ban chỉ đạo thực hiện QCDC cấp xã (đối với cán bộ, công chức cấp xã trong viên triển khai thực hiện dân chủ ở cấp xã), trình độ đại học của các xã, thị trấn chiếm trên 58,5 % năm 2017 đến năm 2019 là 63,5%, đặc biệt năm 2017 chưa có trình độ thạc sĩ thì đến năm 2019 đã có 2 người. Tuy nhiên, trình độ cao đẳng và trung cấp vẫn chiếm một tỷ trọng khá lớn như năm 2017 là 41,1% đến năm 2019 là 36,5% đã giảm dần. Đó là một điều kiện thuận lợi trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Pháp lệnh dân chủ cấp xã.

Bảng 2.11: Cán bộ, công chức ( BCĐ QCDC) được tập huấn ở cấp huyện giai đoạn 2017 – 2019 ( ban chỉ đạo thực hiện QCDC xã, thị trấn)

(Đơn vị tính số người) Nội dung ĐVT 2017 2018 2019 Ban chỉ đạo thực hiện QCDC của huyện Đã được tập huấn về dân chủ 10/18 14/19 18/19

Chưa được tập huấn

về dân chủ 8/18 5/19 1/19

Bảng 2.12: Cán bộ, công chức ( BCĐ QCDC) được tập huấn ở cấp xã giai đoạn 2017 – 2019 ( ban chỉ đạo thực hiện QCDC xã, thị trấn)

(Đơn vị tính số người) Nội dung ĐVT 2017 2018 2019 Ban chỉ đạo thực hiện QCDC của các xã, thị trấn Đã được tập huấn về dân chủ 132/299 176/299 220/299 Chưa được tập huấn

về dân chủ 167/299 123/299 79/299

Nguồn: huyện ủy Tràng Định

Để đánh giá thực trạng xây dựng bộ máy tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện Tràng Định, tác giả tiến hành khảo sát 18 người là đại diện của Cấp ủy (3 người); chính quyền ( 3 người); phòng ban (3 người); thôn, khu dân cư (3 người); đại diện MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội (6 người) với câu hỏi:

Ông/Bà đánh giá như thế nào về bộ máy tổ chức thực hiện Dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện Tràng Định? (Trong đó: 1 = Rất kém; 2 = Kém; 3 = Trung bình; 4 = Tốt; 5 = Rất tốt)

Kết quả được thể hiện ở hộp dưới đây:

Hộp 2.1: Kết quả đánh giá bộ máy thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện Tràng Định giai đoạn 2017- 2019

STT Nội dung Đánh giá Trung

bình

1 2 3 4 5

1

Thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình trong quá trình tổ chức thực hiện dân chủ ở

cấp xã trên địa bàn huyện Tràng Định 1 1 3 7 6 3,88

2

Bộ máy đầy đủ thành phần, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện dân chủ ở

cấp xã trên địa bàn huyện Tràng Định 1 2 2 6 7 3,88

3

Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thực hiện dân chủ ở cấp xã

trên địa bàn huyện Tràng Định 2 2 5 5 4 3,38

4

Thường xuyên lắng nghe góp ý của người dân và các bên liên quan để kịp thời điều chỉnh nội dung, cách làm trong quá trình tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện Tràng Định

2 3 3 8 2 3,27

Qua kết quả khảo sát, đánh giá của những người được hỏi thì nội dung “Thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình trong quá trình thực hiện ở cấp xã trên địa bàn huyện Tràng Định” và “Bộ máy đầy đủ thành phần, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện Tràng Định” là nội dung được đánh giá cao nhất với điểm trung bình là 3,88. Thực tế cũng cho thấy, bộ máy tổ chức thực hiện dân chủ cấp xã đã thực hiện đúng thành phần, chức năng, sát sao với các nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện dân chủ đúng tiến độ đạt hiệu quả. Tuy nhiên, bộ máy này vẫn tồn tại hạn chế là chưa thường xuyên lắng nghe góp ý của người dân và các bên liên quan để kịp thời điều chỉnh nội dung, cách làm trong quá trình tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện Tràng Định không được đánh giá cao là 3,27 vì vậy, trong thời gian tới, ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ của huyện và cán bộ, công chức cần đi sâu, đi sát ở cấp xã, tiếp thu, lắng nghe các ý kiến nhiều hơn, nhanh hơn, tốt hơn.

b. Đối với công tác lập kế hoạch thực hiện dân chủ ở cấp xã

Để đánh giá việc lập kế hoạch triển khai chính sách của Huyện ủy, Ban Chỉ đạo thực hiện dân chủ ở cấp xã của huyện Tràng Định có được tốt hay không, tác giả tiếp tục đặt câu hỏi với 18 người được phỏng vấn như trên với nội dung:

“Ông/Bà đánh giá như thế nào về việc lập kế hoạch thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn trên địa bàn huyện Tràng Định”.

Hộp 2.2: Kết quả đánh giá về lập kế hoạch thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện Tràng Định 2017- 2019

STT Nội dung Đánh giá Trung

bình

1 2 3 4 5

1

Xác định rõ trách nhiệm của Cấp ủy, chính quyền và các phòng ban trong việc lập kế hoạch thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn

1 3 4 8 2 3,38

2

Liên tục tổng hợp tình hình qua từng giai đoạn để báo cáo Huyện ủy, ban chỉ đạo thực hiện QCDC của huyện về công tác triển khai và kết quả thực hiện thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn

1 2 4 9 1 3,22

3

Tổ chức hoạch định nguồn kinh phí và nhân lực nhằm tổ chức thực hiện thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn

0 1 6 10 1 3,50

4

Ban chỉ đạo thực hiện thực hiện Quy chế dân chủ huyện làm tốt chức năng của mình đối với việc lập kế hoạch và liên tục theo sát tiến độ

1 4 5 9 0 3,33

Nguồn: Kết quả khảo sát

Nội dung Tổ chức hoạch định nguồn kinh phí và nhân lực nhằm tổ chức thực hiện thực hiện dân chủ ở xã, thị trấnlà nội dung được đánh giá cao nhất (với điểm trung bình là 3,5) trong công tác lập kế hoạch thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn trên địa bàn huyện Tràng Định. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, cần khắc phục việc

Tổng hợp tình hình qua từng giai đoạn để báo cáo huyện ủy, ban chỉ đạo thực hiện QCDC của huyện về công tác triển khai và kết quả thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn vì nội dung này được đánh giá thấp nhất với điểm trung bình là 3,22 cần khắc phục trong thời gian tới.

c) Đối với việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện

Các văn bản cần thiết mà cấp ủy, chính quyền cấp huyện ban hành cho triển khai thực hiện dân chủ ở cấp xã là văn bản quy định chức năng nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo dân chủ ở cấp xã; quy định về thành lập và hoạt động của ban chỉ đạo dân chủ ở cấp xã; Chương trình làm việc của ban Chấp hành, ban Thường vụ huyện ủy nhiệm kỳ và hàng năm; văn bản hướng dẫn về cách tổ chức lấy ý kiến của nhân dân, cách thức công khai, công bố các văn bản, chương trình, dự án...; văn bản hướng dẫn về công tác cải cách thủ tục hành chính; văn bản hướng dẫn về tiếp công dân, công tác đối thoại, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; văn bản hướng dẫn hàng năm về công tác tuyên truyền, vận động; văn bản hướng dẫn cho các hoạt động giám sát, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện dân chủ ở cấp xã.

Huyện thành lập Ban chỉ đạo của huyện và 22/22 xã thị trấn thành lập Ban Chỉ đạo cấp xã; BCĐ của các huyện và cấp xã đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện QCDC hằng năm; tham mưu cho cấp ủy kịp thời kiện toàn BCĐ thực hiện QCDC cùng cấp; tiếp tục rà soát, sửa đổi quy chế công tác dân vận, quy chế hoạt động dân chủ trong hoạt động của cơ quan, Quy chế làm việc của BCĐ thực hiện QCDC, xây dựng kế hoạch kiểm tra và tự kiểm tra QCDC cấp xã và kế hoạch thực hiện QCDC cấp xã.

Bảng 2.13: Thống kê số văn bản được ban hành hướng dẫn thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện Tràng Định

(Đơn vị tính: số văn bản)

2017 2018 2019

Trung ương 6 8 11

Tỉnh 8 12 15

Huyện 12 18 21

Nguồn: Ban Dân vận Tỉnh ủy

Hằng năm, Ban Chỉ đạo Dân chủ ở cấp xã của huyện đã ban hành kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Quy chế dân chủ trên địa bàn toàn huyện, Ban Chỉ đạo quy chế dân chủ của xã, thị trấn cụ thể hóa, phân công nhiệm vụ các thành viên xây dựng nội dung, chương trình tổ chức thực hiện QCDC ở đơn vị mình với một số nội dung:

Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy, trách nhiệm của cán bộ, công chức,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN (Trang 63 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w