- Xây dựng các văn bản hướng dẫn, quy định phạm vi mở rộng các thông tin chính quyền cấp xã phải công khai rộng rãi.
- Cung cấp nguồn lực, phương tiện để cho cấp xã đa dạng hóa các hình thức công khai thông tin của chính quyền cấp xã.
- Tham mưu, phối hợp tổ chức tổng kết 15 năm thi hành Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 để xác định, điểu chỉnh mục tiêu và giải pháp tổ chức thực hiện cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
KẾT LUẬN
Dân chủ là điều kiện của tiến bộ và phát triển xã hội. Dân chủ lại là động lực và mục tiêu của đổi mới, là một trong những phương diện hợp thành bản chất ưu việt của chủ nghĩa xã hội. Đối với nước ta, xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là cả một quá trình lịch sử lâu dài từ năm 1945 đến nay chúng ta từng bước hình thành về thực hành dân chủ và năng lực dân chủ.
Nhằm mục đích đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế-xã hội một cách bền vững, bảo đảm và giữa vững quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh và cả nước, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; giải quyết tốt các vẫn đề xã hội, tạo niềm tin của người dân vào Đảng và Nhà nước, đồng thời hạn chế tình trạng quan liêu, tham nhũng, cửa quyền, hách dịch trong hệ thống các cơ quan Đảng, Nhà nước nói chung và chính quyền cấp xã, thị trấn nói riêng, trước hết cần phải thực hiện tốt QCDC ở cấp xã, đặc biệt là Pháp lệnh số 34/PL-UBTVQH11 tại các xã, thị trấn, bởi lẽ đây là địa bàn sinh sống của người dân, là nơi diễn ra các hoạt động tiếp xúc giữa bộ máy công quyền và người dân, là nơi thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cũng là nơi sản sinh ra các chủ trương, chính sách và có thể ảnh hưởng đến sự sống còn của chế độ, Nhà nước ta.
Đề tài “Đánh giá thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn” đã tiến hành tìm hiểu tài liệu, thu thập số liệu, phân tích, so sánh, đánh gia một cách khách quan, toàn diện về thực trạng thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn từ đó đưa ra một số giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém trong quá trình tổ chức thực hiện, để nâng cao hơn nữa việc thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện Tràng Định nói riêng và trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nói chung.
Có thể nhận thây rằng, đề tài “Đánh giá thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn” là vấn đề có tính cấp thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Đề tài cũng góp phần kiến nghị với cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc thực hiện dân chủ ở cấp xã, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ
mới, đồng thời góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Phát huy dân chủ và thực hiện dân chủ ở cấp xã không chỉ góp phần củng cố, kiện toàn tổ chức Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị-xã hội ở cơ sở mà còn là là giải pháp để hạn chế sự lạm quyền, chống lại tệ quan liêu, tham nhũng trong bộ máy Đảng, Chính quyền mà còn khơi dậy tiềm năng, sức mạnh của khối đại đoạn kết toàn dân tộc trong quá trình xây dựng quê hương Xứ Lạng ngày một giàu đẹp. Từ những nội dung trình bày trong luận văn cho thấy:
Một là: thực hiện dân chủ ở cấp xã là một vấn đề quan trọng, có ý nghĩa chiến lược, liên quan đến mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa của con người. Dân chủ ở cấp xã là một giá trị văn hóa, nó đảm bảo cho người dân thực sự làm chủ xã hội, làm chủ đất nước.
Để thực hiện dân chủ ở cấp xã đạt chất lượng cao hơn, cần có sự quan tâm, quyết tâm thực hiện của tất cả cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và quân chúng Nhân dân; đồng thời quá trình thực hiện phải thường xuyên, liên tục. Cách thức thực hiện cần đa dạng, phong phú đan xen các hình thức với nhau. Đây là một công việc không thể thực hiện trong một ngày, hai ngày mà nó là cả một quá trình lâu dài với nhiều khó khăn, gian khổ.
Hai là: vấn đề thực hiện dân chủ ở cấp xã phải luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vấn đề thực hiện Quy chế dân chủ ở cấp xã, thị trấn phải gắn với điều kiện cụ thể của từng địa phương, không nên áp dụng một cách máy móc, dập khuôn. Vấn đề thực hiện Quy chế dân chủ hiện nay cần phải được đảm bảo bằng một hệ thống đồng bộ các giải pháp, hệ thống các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, dân trí, pháp luật, đội ngũ cán bộ, công chức. Sự nhận thức đúng đắn các điều kiện thực hiện dân chủ đòi hỏi phải có quan điểm toàn diện, quan điểm thực tiễn và phát triển.
Ba là: đổi mới phương thức tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cấp xã, thị trấn là giải pháp cơ bản, có ý nghĩa trọng yếu và trực tiếp quyết định đến chất lượng của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cấp xã. Gắn liền liền nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội ở từng địa bàn cụ thể, sự đổi mới
phương thức tổ chức và hoạt động của từng bộ phận hợp thành cũng như cả hệ thống chính trị cấp xã, thị trấn sẽ có tác động trực tiếp tới phát huy dân chủ. Từng bước hình thành dân chủ đại diện, dân chủ trực tiếp ở cấp xã, thị trấn sẽ tác động mạnh mẽ tới quá trình phát huy quyền làm chủ của Nhân dân thông qua cơ chế vận hành của hệ thống chính trị và sự tự quản của các tầng lớp xã hội trong cộng đồng.
Bốn là: Nâng cao trình độ văn hóa dân chủ là một giải pháp tác động tới cấu trúc, ý thức dân chủ, năng lực và kinh nghiệm thực hành dân chủ. Qua đó tình trạng quan liêu, mệnh lệnh, tham nhũng, cơ hội, lộng quyền, lạm quyền, bè phái gây mất đoàn kết nội bộ, tha hóa về đạo đức của đội ngũ cán bộ sẽ được ngăn chặn từng bước. Cùng với sự điều chỉnh và tác động mạnh mẽ của pháp luật đến sự điều chỉnh hành vi của mỗi công dân, cả những chủ thể lãnh đạo, nâng cao trình độ văn hóa pháp luật dần dần tạo nếp sống tôn trọng kỷ cương, phép nước, tránh biểu hiện mất dân chủ cực đoan, tự do vô chính phủ.
Năm là: cần tổng kết thật khách quan, khoa học về thực tiễn việc thực hiện Dân chủ ở cấp xã nói chung và việc thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn nói riêng trong những năm triển khai thực hiện Quy chế dân chủ vừa qua, phát hiện kịp thời những chỗ bất hợp lý, những khiếm khuyết trong quá trình triển khai thực hiện để bổ sung, sửa chữa và áp dụng những biện pháp thiết thực hơn để việc thực hiện dân chủ ở cấp xã thực sự đem lại hiệu quả và chất lượng.
1. Ban Bí thư (2010), Kết luận số 65-KL/TW, ngày 04/3/2010 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị ( khóa VIII) “về xây dựng và thực hiện QCDC cấp xã”.
2. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (2013), Chương trình hành động số 86-CTr/TU, ngày 11/9/2013 về thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW “về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”.
3. Ban Thường vụ huyện ủy (2014), Chương trình hành động số 76-CTr/HU, ngày 19/5/2014 về thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TU, ngày 26/02/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc “tiếp tục tăng cường lãnh đạo xây dựng và thực hiện Dân chủ ở cấp xã”.
4. Ban Thường vụ huyện ủy (2017), Báo cáo số 137-BC/HU, ngày 07/4/2017 về Thực trạng thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; phát huy vai trò của Nhân dân góp phần đấu tranh, ngăn chặn, đây lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.
5. Ban Thường vụ huyện ủy (2018), Báo cáo số 18-BC/HU, ngày 07/05/2018 về kết quả 03 năm thực hiện kết luận số 120-KL/TW, của Bộ Chính trị khóa XI về “tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện Dân chủ ở cấp xã”.
6. Ban Thường vụ huyện ủy (2018), Báo cáo số 343-BC/HU, ngày 25/12/2018 về sơ kết 5 năm thực hiện chỉ thị số 27-CT/TU, ngày 26/02/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc “tiếp tục tăng cường lãnh đạo xây dựng và thực hiện Dân chủ ở cấp xã”.
7. Ban Thường vụ huyện ủy (2020), Báo cáo số 509-BC/HU, ngày 24/4/2020 về Kết quả 5 năm thực hiện Kết luận số 114-KL/TW, ngày 14/7/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về "Nâng cao hiệu quả công tác dân vận của cơ quan nhà nước các cấp".
9. Ban Thường vụ Tỉnh ủy (2016), Quyết định số 319-QĐ/TU, ngày 13/6/2016 “về quy định trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp trong việc tiếp thu góp ý của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia xây dựng đảng, xây dựng chính quyền”.
10. Ban Thường vụ Tỉnh ủy (2016), Quyết định số 320-QĐ/TU, ngày 13/6/2016 “về thực hiện Quy chế đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với nhân dân”.
11. Ban Thường vụ Tỉnh ủy (2017), Hướng dẫn số 05-HD/TU, ngày 27/11/2017 về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 99-QĐ/TW, ngày 03/10/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng để các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Đảng bộ tỉnh tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
12. Bộ chính trị ( 1998), Chỉ thị số 30-CT/TW, ngày 18/02/1998 về xây dựng và thực hiện Dân chủ ở cấp xã.
13. Bộ Chính trị (2016), Kết luận số 120-KL/TW, ngày 7/01/2016 về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện Quy chế dâ chủcấp xã.
14. Chính phủ - Ủy ban MTTQ Việt Nam (2008), số 09/2008/NQLT-Cp- UBMTTQVN, ngày 17/4/2008 về hướng dẫn thi hành các Điều 11, 14, 22 và 26 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
15. Đỗ Tiến Sâm (2005), Vấn đề thực hiện dân chủ cấp xã nông thôn Trung Quốc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
16. Hoàng Chí bảo ( 2007), Dân chủ và dân chủ cấp xã ở nông thôn trong tình hình mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17. Hồng Hà ( 2000), Dân chủ và tập trung dân chủ, lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19. Nguyễn Thu Cúc (2002), Thực hiện Dân chủ ở cấp xã trong tình hình hiện nay-một số vẫn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
20. Quốc hội ( 2007), Pháp lệnh số 34/PL-UBTVQH11, ngày 20/4/2007 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
21. Quốc hội ( 2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
22. Tỉnh ủy Lạng Sơn (2015), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI.
23. Tỉnh ủy Lạng Sơn (2016), Công văn số 183-CV/TU, ngày 22/4/2016 về việc quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận số 120-KL/TW.
chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện Tràng Định giai đoạn 2017- 2019 ? (Trong đó: 1 = Rất kém; 2 = Kém; 3 = Trung bình; 4 = Tốt; 5 = Rất tốt)
STT Nội dung Đánh giá Trung
bình
1 2 3 4 5
1
Thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình trong quá trình tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện Tràng Định
2
Bộ máy đầy đủ thành phần, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện Tràng Định
3
Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện Tràng Định
4
Thường xuyên lắng nghe góp ý của người dân và các bên liên quan để kịp thời điều chỉnh nội dung, cách làm trong quá trình tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện Tràng Định
1 = Rất kém; 2 = Kém; 3 = Trung bình; 4 = Tốt; 5 = Rất tốt)
STT Nội dung Đánh giá Trung
bình
1 2 3 4 5
1
Xác định rõ trách nhiệm của Cấp ủy, chính quyền và các phòng ban trong việc lập kế hoạch thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn
2
Liên tục tổng hợp tình hình qua từng giai đoạn để báo cáo Huyện ủy, ban chỉ đạo thực hiện QCDC của huyện về công tác triển khai và kết quả thực hiện thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn
3
Tổ chức hoạch định nguồn kinh phí và nhân lực nhằm tổ chức thực hiện thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn
4
Ban chỉ đạo thực hiện thực hiện Quy chế dân chủ huyện làm tốt chức năng của mình đối với việc lập kế hoạch và liên tục theo sát tiến độ
2017- 2019 ?”. (Trong đó: 1 = Rất kém; 2 = Kém; 3 = Trung bình; 4 = Tốt; 5 = Rất tốt)
STT Nội dung Đánh giá Trung
bình
1 2 3 4 5
1
Sự cụ thể hóa trong những văn bản hướng dẫn thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện Tràng Định
2
Tính kịp thời trong ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện Tràng Định
3
Tính khả thi của các văn bản hướng dẫn thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện Tràng Định
Câu hỏi 4: “Ông/Bà đánh giá như thế nào về công tác thông tin tuyên truyền
về thực hiện dân chủ cấp xã trên địa bàn huyện Tràng Định giai đoạn 2017- 2019
?”(Trong đó ở cột đánh giá: 1 = Rất kém; 2 = Kém; 3 = Trung bình; 4 = Tốt; 5 = Rất tốt)
STT Nội dung Đánh giá Trung
bình
1 2 3 4 5
1 Hình thức tuyên truyền thực hiện dân chủ phong phú, đa dạng và hiệu quả
2 Nội dung tuyên truyền thực hiện dân chủ sát với tình hình thực tế
3 Cơ quan tuyên truyền truyền thực hiện dân chủ giải đáp thắc mắc của người dân tốt
Câu hỏi 5: “Ông/Bà đánh giá như thế nào về việc phối hợp của các bên liên
STT Nội dung Đánh giá Trung bình
1 2 3 4 5
1
Vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan được quy định rõ ràng trong BCĐ thực hiện QCDC
2
Có sự phối hợp chặt chẽ trong Ban chỉ đạo và giữa các bên liên quan với nhau trong thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn
Câu hỏi 6: “Ông/Bà đánh giá như thế nào về công tác tiếp nhận thông tin
phản hồi thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn trên địa bàn huyện Tràng Định giai đoạn 2017- 2019 ?” (Trong đó ở cột đánh giá: 1 = Rất kém; 2 = Kém; 3 = Trung bình; 4 = Tốt; 5 = Rất tốt)
STT Nội dung Đánh giá Trung
bình
1 2 3 4 5
1 Thông qua báo cáo của các đơn vị
2 Thông qua MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội
3 Người dân trực tiếp có ý kiến tại hội nghị và thông qua hòm thư góp ý tại các đơn vị