Thực trạng giai đoạn kiểm tra thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN (Trang 78 - 82)

STT Nội dung Đánh giá Trung

bình

1 2 3 4 5

1

Vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan được quy định rõ ràng trong BCĐ thực hiện QCDC

4 4 2 4 4 3,00

2

Có sự phối hợp chặt chẽ trong Ban chỉ đạo và giữa các bên liên quan với nhau trong thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn

1 8 5 3 1 2,70

Nguồn: Kết quả khảo sát

Kết quả khảo sát cho thấy, trong quá trình thực thi chính sách, vai trò của các thành viên ban chỉ đạo thực hiện dân chủ ở cấp xã của huyện, xã như Ủy ban nhân dân, Ban Dân vận, phòng Nội vụ, Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Chữ thập đỏ, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh… được đánh giá là khá rõ ràng (với điểm trung bình là 3,0). Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các lực lượng này lại chưa thực sự chặt chẽ (với điểm trung bình là 2,7), mỗi đơn vị chủ yếu thực hiện phần chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình. Điều này là dễ hiểu bởi mỗi đơn vị lại có vai trò, chức năng, nhiệm vụ riêng biệt nên không tránh khỏi khi phối hợp với nhau sẽ xảy ra tình trạng không cùng quan điểm và cách thức triển khai thực hiện. Do vậy, trong thời gian tới, đây cũng là nội dung cần khắc phục đối với các lực lượng liên quan để công tác phối hợp mang lại hiệu quả tốt nhất.

2.3.3. Thực trạng giai đoạn kiểm tra thực hiện dân chủ ở cấp xã trênđịa bàn huyện Tràng Định địa bàn huyện Tràng Định

a. Xây dựng hệ thống thông tin phản hồi của Nhân dân

Xây dựng hệ thống thông tin phản hồi giữa người dân với cấp ủy, chính quyền, giữa các Phòng ban, Đảng ủy, UBND các xã, thị trấn với Ban chỉ đạo thực hiện dân chủ ở cấp xã của huyện là khâu quan trọng trong quá trình đánh giá giai đoạn kiểm tra sự thực hiện dân chủ ở cấp xã. Trong thực tế, định kỳ Ban Chỉ đạo

thực hiện dân chủ ở cấp xã của huyện yêu cầu các thành viên và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Pháp lệnh báo cáo kết quả thực hiện như Ban Dân vận huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội và các thành viên Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm tổ chức triển khai từng mảng vấn đề. Hàng quý, 6 tháng và định kỳ hằng năm, Ban Chỉ đạo thực hiện dân chủ ở cấp xã báo cáo Huyện ủy và cấp trên về kết quả tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã cùng họp nghe báo cáo và cho ý kiến chỉ đạo thực hiện các kỳ tiếp theo. Sau khi đã thu thập được một lượng thông tin phản hồi lớn từ các đơn vị liên quan; sau đó, sắp xếp và phân loại theo các nội dung phản ánh; trải qua một quá trình chọn lọc, xem xét và cân nhắc, Ban chỉ đạo thực hiện QCDC sẽ chọn những nội dung ưu tiên để điều chỉnh việc thực hiện nội dung đó sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế và nguyện vọng của người dân cũng như của các đơn vị có liên quan trên địa bàn. Không phải bất cứ nội dung phản ánh nào cũng được điều chỉnh và sửa đổi trong cách làm. Điều này phụ thuộc vào quá trình chọn lọc, phân tích những điểm mạnh điểm yếu của mỗi cách thức thực hiện, từ đó có thể đưa ra lựa chọn giữ nguyên cách làm cũ hoặc thay thế bằng cách làm mới.

Ban Thường vụ huyện ủy giao Ban Dân vận huyện ủy là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo là đầu mối tiếp nhận các thông tin phản hồi của người dân thông qua MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội về thông tin liên quan đến quá trình tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã. Khi tiếp nhận thông tin, Ban Dân vận huyện ủy sẽ xin ý kiến Trưởng ban chỉ đạo ( Phó bí thư Thường trực huyện ủy) để giao cho các đơn vị có liên quan trực tiếp để trả lời ý kiến phản hồi và giải quyết các nội dung thông tin của người dân.

Bảng 2.15: Số lượng công tác tiếp nhận thông tin phản hồi giai đoạn 2017- 2019

Nội dung 2017 2018 2019

- Thông qua báo cáo định kỳ của các xã,

thị trấn ( 4 kỳ/ năm) 88 88 88

- Thông qua Hội nghị giao ban Dân vận

( mỗi quý một lần) 88 88 88

- Thông qua báo cáo của MTTQ các tổ

chức chính trị-xã hội huyện 12/BC/năm 72 72 72

- Thông qua tiếp công dân của Bí thư

( số ý kiến kiến nghị) 180 176 150

- Thông qua tiếp công dân của chủ tịch

( số ý kiến kiến nghị) 220 243 256

- Thông qua đối thoại với nhân dân một

năm 1 lần đối với xã với số ý kiến 551 586 612

Nguồn: Ban Dân vận huyện ủy

Bảng trên cho thấy việc tiếp nhận thông tin phản hồi được thực hiện qua rất nhiều kênh khác nhau, từ trực tiếp đến gián tiếp; số lượng các thông tin phản hồi được thực hiện theo hình thức định kỳ và đột xuất và thường tăng lên từ năm 2017-2019.

Để đánh giá thực trạng công tác tiếp nhận thông tin phản hồi thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn tác giả tiến hành đặt câu hỏi với 18 người được phỏng vấn như trên với nội dung “Ông/Bà đánh giá như thế nào về công tác tiếp nhận thông tin phản hồi thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn trên địa bàn huyện Tràng Định giai đoạn 2017- 2019 ?” (Trong đó ở cột đánh giá: 1 = Rất kém; 2 = Kém; 3 = Trung bình; 4 = Tốt; 5 = Rất tốt).

Hộp 2.6: Đánh giá công tác tiếp nhận thông tin phản hồi giai đoạn 2017- 2019

STT Nội dung Đánh giá Trung

bình

1 2 3 4 5

1 Thông qua báo cáo của các đơn vị 1 5 6 6 2 3,50

2 Thông qua MTTQ và các tổ chức chính

trị-xã hội 0 2 8 7 1 3,38

3 Người dân trực tiếp có ý kiến tại hội nghị

và thông qua hòm thư góp ý tại các đơn vị 0 1 2 7 8 4,20

Nguồn: Kết quả khảo sát

Qua bảng khảo sát cho thấy, trong các hình thức tiếp nhận thông tin phản hồi, hình thức trực tiếp đang được người dân sử dụng nhiều hơn và được cấp ủy, chính quyền ngày càng coi trọng ( điểm trung bình 4,2) và hình thức thông qua báo cáo của các đơn vị càng ngày càng giảm đi ( điểm trung bình 3,5 và 3,38) Mặc dù vậy, việc xây dựng hệ thống thông tin phản hồi được cấp ủy, chính quyền huyện Tràng Định quan tâm, tổ chức triển khai thực hiện nhưng có những ý kiến của người dân vẫn chưa được giải quyết kịp thời, thỏa đáng. Bên cạnh đó, việc báo cáo định kỳ về kết quả và những vẫn đề tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện dân chủ ở cấp xã vẫn còn có nội dung mang tính hình thức.

b) Kiểm tra, giám sát thực hiện dân chủ ở cấp xã

Tỉnh ủy chỉ đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy và các cơ quan liên quan như Sở Nội vụ, Sở văn hóa, Sở Tư pháp và MTTQ, các tổ chức chính trị-xã hội thực hiện việc kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn Huyện. Việc giám sát được thực hiện thông qua các báo cáo của Huyện ủy, UBND huyện Tràng Định và thông qua công tác giám sát của các ban Hội đồng nhân dân tỉnh. Hàng năm, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đều thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện Tràng Định

Công tác kiểm tra, giám sát là điều cần thiết giúp các bên nâng cao trách nhiệm và tinh thần trong công tác thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn trân địa bàn huyện Tràng Định. Sau khi công tác kiểm tra, giám sát hoàn tất, cấp ủy, chính quyền

huyện sẽ rút kinh nghiệm và tìm giải pháp khắc phục những nhược điểm, thiếu sót trong quá trình tổ chức thực hiện đã được các cơ quan chỉ ra. Công tác kiểm tra, giám sát góp phần minh bạch quy trình và nội dung thực của cấp ủy chính quyền cấp huyện, cấp xã giúp công tác này sẽ được thực hiện tốt hơn ở những giai đoạn tiếp theo.

Các nội dung kiểm tra, giám sát thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện Tràng Định bao gồm: phương pháp tổ chức thực hiện, các đơn vị có thẩm quyền triển khai từng nội dung gắn với chức năng, nhiệm vụ cụ thể của đơn vị đó, giám sát quy trình thực hiện các phần công việc cụ thể theo giai đoạn, công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước … Mặc dù công tác kiểm tra, sơ, tổng kết thường xuyên được tổ chức nhưng đâu đó việc tổ chức triển khai thực hiện Pháp lênh dân chủ ở xã, thị trấn vẫn mang tính hình thức, các nội dung báo cáo tổng kết ít có số liệu chứng minh, chưa có những đánh giá cụ thể về những tác động tích cực hay tiêu cực, cũng như chưa có những đề xuất mang tính đột phá triển khai thực hiện dân chủ ở cấp xã được tốt nhất.

Bảng 2.16: Kết quả kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện Tràng Định giai đoạn 2017- 2019

Nội dung Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số cuộc kiểm tra, giám sát của

cấp ủy, HĐND, UBND 12 15 18

Số vụ vi phạm đã giải quyết 2 2 0

Số vụ vi phạm chưa giải quyết 1 0 0

Nguồn: Báo cáo thực hiện Kết luận 114-KL/TW, năm 2020

Bảng trên cho thấy, càng về sau, số cuộc kiểm tra, giám sát càng thực hiện nhiều cuộc hơn đối với việc tổ chức thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn trên địa bàn huyện Tràng Định. Nếu trong năm 2017, số cuộc kiểm tra, giám sát là 12, trong đó số cuộc phát hiện sai phạm là 2 và đã được giải quyết thì đến năm 2019, số cuộc thanh tra đã lên đến 18 qua kiểm tra, giám sát không phát hiện sai phạm lớn, chủ yếu thông báo kết luận để các cơ quan, cá nhân thực hiện sửa chữa, khắc phục những hạn chế, khuyết điểm theo yêu cầu cấp ủy, chính quyền.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN (Trang 78 - 82)