trong thời gian tới vì đây là nội dung được đánh giá thấp nhất (với điểm trung bình là 2,66%). Đây là một vấn đề rất quan trọng thể hiện là có văn bản hướng dẫn, cụ thể hóa nhưng quá trình tổ chức thực hiện dân chủ cấp xã còn nhiều vấn đề phát sinh đối với từng loại hình, từng nội dung, từng khu vực xã, thị trấn cụ thể.
2.3.2. Thực trạng giai đoạn chỉ đạo thực hiện dân chủ ở cấp xã trênđịa bàn huyện Tràng Định địa bàn huyện Tràng Định
a) Đối với công tác truyền thông về thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện
Công tác truyền thông về thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa ban huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn triển khai rộng khắp trên địa bàn 22 xã, thị trấn với nội dung chủ yếu là:
- Tuyền truyền về thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn tập trung vào các nội dung công khai để nhân dân biết; nội dung nhân dân bàn và góp ý; nội dung nhân dân quyết định trực tiếp; nội dung nhân dân tham gia giám sát.
- Cung cấp các thông tin về phương pháp, cách thức để nhân dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình từ đó góp tích cực trong việc phát huy dân chủ cấp xã.
Trong thời gian qua, ngoài việc tổ chức cho nhân dân tuyên truyền học tập các chính sách pháp luật của nhà nước, Đài phát thành truyền hình huyện và trung tâm văn hóa thông tin thường xuyên phối hợp phát trên kênh truyền hình địa phương, phát thanh để nhân dân hiểu rõ những nội dung của Chỉ thị, Nghị định, Pháp lệnh. Hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện dân chủ ở cấp xã nói riêng, xây dựng và củng cố chính quyền nói chung. Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ của huyện đã phô tô các tài liệu gồm: Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị, các Nghị định của Chính phủ, Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 và các văn bản khác để phát đến các thành viên Ban Chỉ đạo, các ban ngành đoàn thể của huyện và BTV, BCH, các tổ chức chính trị-xã hội các xã thị trấn với 1.232 tệp văn bản các loại.
Thông qua việc triển khai, phổ biến, quán triệt Chỉ thị 30-CT/TW và các Nghị định của Chính phủ, Pháp lệnh của Quốc hội về xây dựng và thực hiện QCDC
ở cấp xã các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, UBMTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội đã có nhiều chuyển biến nhận thức về QCDC ở cấp xã, từ đó đã chỉ đạo sát việc triển khai tới cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân về dân chủ và thực hành dân chủ, gắn thực hiện QCDC với đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cấp xã. Vai trò lãnh đạo của các chi, đảng bộ được nâng lên một bước, thực hiện nhiệm vụ xây dựng chỉnh đốn Đảng, dân chủ trong quy hoạch, bố trí đề bạt, bổ nhiệm cán bộ...Thường xuyên tổ chức kiểm tra, qua đó đánh giá những việc làm được, chưa được, giúp các đơn vị thực hiện đạt kết quả tốt hơn. Các cơ quan đã gắn quy chế với công tác cán bộ, công khai việc tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm, cử đi công tác, học tập, nhật xét đánh giá, khen thưởng, kỷ luật...được thực hiện theo đúng quy trình, đảm bảo dân chủ, công khai.
Bảng 2.14: Kết quả hoạt động thông tin tuyên truyền thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện Tràng Định, giai đoạn 2017-2019
STT Hình thức tuyên truyền ĐVT 2015 2016 2017 2018 2019
1 Tài liệu hướng dẫn, tuyên
truyền Bộ 242 242 330 286 374
2 Bản tin Phát thanh, truyền
hình của huyện Tràng Định Tin, bài 52 52 52 78 78
4
Tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh của các xã đưa tin về tổ chức thực hiện dân chủ Lần phát 104 104 104 104 156 5 Xây dựng chuyên mục phát trên truyền hình tỉnh Lạng Sơn Chuyên mục 12 12 12 15 24
6 Các bài viết trên báo Lạng
Sơn về thực hiện ở cấp xã Bài 12 12 12 15 24
Để đánh giá thực trạng hoạt động thông tin tuyên truyền về thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện Tràng Định, tác giả tiếp tục đặt câu hỏi với 18 người được phỏng vấn như trên với nội dung: “Ông/Bà đánh giá như thế nào về công tác thông tin tuyên truyền về thực hiện dân chủ cấp xã trên địa bàn huyện Tràng Định ?”(Trong đó ở cột đánh giá: 1 = Rất kém; 2 = Kém; 3 = Trung bình; 4 = Tốt; 5 = Rất tốt)
Kết quả được thể hiện ở hộp sau:
Hộp 2.4: Hoạt động thông tin tuyên truyền về thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện Tràng Định đoạn 2017- 2019
STT Nội dung Đánh giá Trung
bình
1 2 3 4 5
1 Hình thức tuyên truyền thực hiện dân chủ
phong phú, đa dạng và hiệu quả 1 1 4 8 4 3,70 2 Nội dung tuyên truyền thực hiện dân chủ
sát với tình hình thực tế 3 3 4 4 4 3,16 3 Cơ quan tuyên truyền truyền thực hiện dân
chủ giải đáp thắc mắc của người dân tốt 2 2 5 4 5 3,40
Nguồn: Kết quả khảo sát
Nhìn chung, kết quả khảo sát cho thấy hoạt động thông tin tuyên truyền về thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn trên địa bàn huyện Tràng Định đoạn 2017- 2019 được đánh giá khá tốt cả về mặt hình thức và nội dung tuyên truyền và giải đáp thắc mắc (với điểm trung bình lần lượt là 3,7; 3,16; 3,4). Tuy nhiên, trong thời gian tới các nội dung tuyên truyền cần sát từng đối tượng và thời gian tuyên truyền cần phù hợp với địa bàn dân cư hơn.
b. Đối với sự phối hợp của các bên có liên quan
Thực hiện dân chủ ở cấp xã tác động rất lớn đến quyền và lợi ích của nhân dân ở xã, thị trấn, nhưng kết quả tác động lại liên quan đến nhiều yếu tố, quá trình thuộc nhiều bộ phận khác nhau, nên cần phải phối hợp để đạt được mục tiêu, mục đích đề ra.
Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở cấp xã có rất nhiều nội dung, phạm vi tác động tới toàn bộ nhân dân trên địa bàn xã, thị trấn, đồng bào chủ yếu sống tập trung
ở các thôn bản vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ người dân hiểu biết về các quy định thực hành dân chủ ít, do vậy cần có sự vào cuộc của nhiều cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội khi tổ chức thực hiện Pháp lệnh này.
Các cơ quan phối hợp tham gia chủ yếu trong công tác truyền thông, tổ chức các chương trình xóa đói, giảm nghèo, đào tạo nghề cho người dân... Cấp ủy, các cơ quan quản lý nhà nước cần phối hợp với MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội trong việc tham gia giám sát, phản biện xã hội, sử dụng các kênh thông tin, cánh tay nối dài để tham khảo ý kiến, tuyên truyền, vận động để tạo sự đồng thuận trong nhân dân.
Thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội”. Từ năm 2017 đến nay Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội thành lập đoàn hoặc phối hợp tham gia với Thường trực HĐND, các Ban HĐND huyện thực hiện giám sát theo chuyên đề đối với UBND cấp xã, thị trấn. Nội dung tập trung vào việc tổ chức triển khai mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội; chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM; tình hình triển khai thực hiện chính sách ưu đãi, cho vay vốn khuyến khích phát triển sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số; chương trình mục tiêu quốc gia về y tế; việc mua sắm tài sản công; việc tuân thủ pháp luật trong công tác quản lý và giáo dục người thi hành án treo; về tố giác tội phạm; về tạm giam, tạm giữ tại công an; thi hành án hình sự và thi hành án dân sự; Việc đảm bảo cho Hội LHPN các cấp tham gia quản lý nhà nước.
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các xã, thị trấn thực hiện giám sát về phẩm chất, tư cách đạo đức và thực hiện chức năng nhiệm vụ của cán bộ công chức xã, thị trấn; việc thực hiện Pháp lênh dân chủ ở cấp xã; về thực hiện chính sách người co công, chính sách an sinh xã hội; giải quyết đơn thư khiếu nai tố cáo của công dân về vận động nhân dân đóng góp các loại quỹ; về đầu tư xây dựng các công trình trên địa bàn; Việc thực hiện khoản 1,2 Điều 9 Luật bầu cử đại biểu Quốc Hội và HĐND các cấp, về dự kiến, cơ cấu thành phần, phân bổ số lượng người của tổ chức chính trị - xã hội.
Thực hiện Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) “Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thế chính trị-xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựmg chính quyền”. Trong những năm qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tích cực tham gia góp xây đảng, xây dựng chính quyền như: tổ chức cho hội viên, đoàn viên và nhân dân tham gia góp ý vào dự thảo các văn kiện Đại hội của cấp ủy đảng các cấp trước khi trình Đại hội nhiệm kỳ; các dự thảo nghị quyết, quyết định, chỉ thị của cấp ủy đảng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người dân và đề án nhân sự của cấp ủy đảng trước khi trình Đại hội (khi Đảng có yêu cầu). Quan tâm chú trọng công tác xây dựng chính quyền như tham gia cùng với chính quyền cùng cấp tham gia tổ chức góp ý vào các dự án luật như: Luật tiếp cận Thông tin; Luật Báo chí (sửa đổi); Luật Bảo vệ chăm sóc và Giáo dục Trẻ em (sửa đổi); Luật biểu tình; Luật về hội; Luật tín ngưỡng, Tôn giáo; Luật phòng chống tham nhũng (sửa đổi); Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi); Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi); Luật dân sự, luật hôn nhân khi được trưng cầu ý kiến. Tham gia góp ý vào các dự thảo Nghị quyết về chủ trương, giải pháp chủ yếu tiếp tục thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh hằng năm của HĐND cùng cấp... Bằng phương pháp mở hội nghị cho các tổ chức thành viên, đoàn viên, hội viên góp ý trực tiếp hoặc gửi các ý kiến góp ý bằng văn bản để tổng hợp báo cáo.
Để đánh giá thực trạng phối hợp của các bên liên quan trong việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn tác giả tiến hành đặt câu hỏi với 18 người được phỏng vấn như trên với nội dung: “Ông/Bà đánh giá như thế nào về việc phối hợp của các bên liên quan trong việc thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn trên địa bàn huyện Tràng Định ”?
Hộp 2.5: Đánh giá công tác phối hợp của các bên liên quan trong việc thực hiện dân