Giải pháp hoàn thiện thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn huyện Tràng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN (Trang 94 - 99)

huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện chuẩn bị thực hiện dân chủ ở cấp xã

Hoàn thiện cơ cấu, tổ chức, bộ máy hoạt động của ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở huyện, cấp xã: Tiếp tục kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của BCĐ và tổ chuyên viên giúp việc về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở các cấp gắn với trách nhiệm của từng cá nhân được phân công phụ trách địa phương và các lĩnh vực; duy trì tổ chức họp BCĐ thực hiện QCDC định kỳ 6 tháng, 1 năm theo quy chế hoạt động.

Giải pháp về bồi dưỡng, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện dân chủ ở cấp xã

Cán bộ là cái gốc của mọi vấn đề, điều đó đã được minh chứng trong nhiều văn bản thể hiện vai trò và tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ, công chức nói chung. Mặt khác, trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước theo cơ chế thị trường, đòi hỏi yêu cầu về trình độ cán bộ, công chức cấp huyện, xã, thị trấn ngày càng phải được nâng cao. Song trên thực tế, trình độ năng lực của một bộ phận

cán bộ, công chức cấp xã còn hạn chế về trình độ và năng lực, phong cách lãnh đạo, tổ chức thực hiện chưa được đổi mới, một bộ phận cán bộ, công chức chưa thực sự gần gũi Nhân dân, ngại kiểm điểm trước dân, chưa đi sâu, đi sát, chưa tạo điều kiện cho nhân dân kiểm tra công việc hàng ngày ở cấp xã.

Có thể nói rằng, đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nói riêng góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển chung của đất nước. Bởi lẽ, là cán bộ cấp xã, quan hệ trực tiếp với Nhân dân, gắn bó thường xuyên với dân, sống và làm việc trong cộng đồng dân cư. Do đó, cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn trước hết phải tận tâm, tận lực vì dân, “phải thực sự óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”, “ biết vận động cho đúng và cho khéo” và phải gương mẫu “nói đi đôi với làm” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy.

Ngoài những yêu cầu về phẩm chất và năng lực đối với cán bộ các cấp nói chung, cán bộ, công chức cấp xã cũng có những yêu cầu cụ thể, những vấn đề cụ thể khác nhau: Đối với đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, trưởng thôn, khu dân cư cần chú ý đến năng lực quản lý, khắc phục “chủ nghĩa kinh nghiệm”, “chủ nghĩa gia đình-dòng họ”; cán bộ công chức cấp xã phải biết giải quyết đúng quan hệ lợi ích cộng đồng ( lợi ích chung) với lợi ích dòng họ, thôn, khu dân cư và gia đình; phải là người đại diện cho lợi ích riêng toàn xã, chứ không phải là người đại diện cho dòng họ, lợi ích của thôn mình; đấu tránh với tư tưởng “một người làm quan, cả họ được nhờ”, tư tưởng “sợ người mới về, người có trình độ, kiến thức hơn mình”; khăc phục lề lối, tác phong làm việc “công chức hành chính”, “Sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về” thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền với Nhân dân.

Ngoài ra cán bộ công chức cấp xã đều phải có năng lực tổ chức thực hiện các hoạt động thực tiễn. Do đó, phải có năng lực vận dụng, cụ thể hóa đường lối, chính sách chung, sự chỉ đạo của cấp trên, tổ chức hoạt động của dân và xử lý tốt các tình huống thực tiễn. Đồng thời, cán bộ, công chức cấp xã phải khéo sử dụng các quan hệ truyền thống trong văn hóa làng xã để vận động nhân dân, tổ chức các hoạt động của dân. Có thể nói việc xây dựng và củng cố đội ngũ cán bộ xã, thôn tốt là tạo cấp xã “chân rết” vững chắc cho chính quyền cấp xã.

Để cán bộ, công chức nói chung và ở cấp xã nói riêng thực sự là “công bộc của dân” làm việc vì lợi ích của Nhân dân và Nhà nước, góp phần xây dựng niềm tin của Nhân dân vào Đảng và Nhà nước cần thực hiện:

- Tăng cường công tác kiểm tra, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; tăng cường công tác giáo dục rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên.

- Trẻ hóa đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cấp xã.

- Có chính sách, chế đội đãi ngộ thực sự để thu hút người trẻ tuổi, có trình độ chuyên môn về công tác tại xã, thị trấn.

- Chấm dứt tình trạng người không đủ bằng cấp, tiêu chuẩn, không qua thi tuyển làm cán bộ, công chức cấp xã.

3.2.2. Giải pháp hoàn thiện chỉ đạo triển khai thực hiện dân chủ ở cấp xã

Giải pháp về hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Pháp luật là công cụ quan trọng để đảm bảo thực thi quyền dân chủ của Nhân dân. Pháp luật được hiểu một cách đơn giản là các quy tắc quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức, cơ quan Nhà nước với nhau trong mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. Pháp luật là thước đó của hành vi, khuôn mẫu của các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Pháp luật là một công cụ quan trọng trong quản lý xã hội. Nhà nước quản lý bằng pháp luật. Pháp luật được đảm bảo thực thi bằng các biện pháp thuyết phục và cưỡng chế, bằng chính các thành viên trong xã hội và các cơ quan bảo vệ pháp luật. Các quyền dân chủ của Nhân dân đều được “Luật hóa”, nghĩa là được quy định trong các văn bản pháp luật và được đảm bảo thực hiện bằng các cơ quan chính quyền, dưới sự giám sát của Nhân dân.

Vậy có thể thấy rằng, hệ thống pháp luật có một vị trí và vai trò quan trọng trong việc phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Do đó, để phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, xây dựng Nhà nước XHCN “Của dân, do dân, vì dân” thì việc hoàn thiện hệ thống pháp luật là điều rất quan trọng và cấn thiết. Có thể hoàn thiện ở một số khía cạnh cơ bản sau:

Sửa chữa, bổ sung, hoàn thiện về mặt văn bản và tăng cường tính pháp lý, tính chế tài của pháp luật. Tính đến thực tế về trình độ nhận thức của nhân dân nói chung và của nông dân vùng sâu, vùng xa nói riêng. Mọi văn bản liên quan đến việc thực hiện dân chủ cần quy định theo phương châm “ít lời, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, dễ đánh giá”.

Xóa bỏ và có chế tài nghiêm khắc với “cơ chế xin-cho” trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong xây dựng, đấu thầu, phân bổ dự án. Đó là đầu mối xuất hiện tham nhũng, bòn rút công quỹ, làm tổn hại đến lợi ích của nhân dân.

Giải pháp về đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, nâng cao trình độ dân trí, nhận thức của các tầng lớp nhân dân

Ngoài các hình thức tuyên truyền truyền thống như niêm yết tại trụ sở, thông qua loa phát thanh, thông qua trưởng thôn... cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền đến nhân dân, từng bước ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội trong việc tuyên truyền đến nhân dân như mạng xã hội, thông qua tin nhắn trên điện thoại, …để chuyển tải các thông tin đến được với người dân được nhanh nhất, chính xác nhất.

Tỉnh Lạng Sơn nói chung và huyện Tràng Định nói riêng là một địa phương chủ yếu là miền núi, biến giới với hơn 75 % là dân tộc thiểu số, vì vậy trình độ nhận thức của người dân có phần còn hạn chế. Chính sự hạn chế trong nhận thức đã dẫn đến những việc làm chưa đúng hoặc còn vi phạm pháp luật của một số người dân trong một số xã. Ví dụ như tình trạng phá rừng phòng hộ để trồng cây công nghiệp như Quế, Hồi trong thời gian vừa qua. Hơn nữa trong thực tế đang có những diễn biến phức tạp, nhất là sự tác động của mạng xã hội, của các thế lực thù địch lợi dụng lôi kéo, kích động nhất là trước trong và sau đại hội đảng các cấp và bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Một số địa bàn để xẩy ra hiện tượng dân chủ hình thức, dân chủ quá trớn, lợi dụng dân chủ để chống phá Đảng và Nhà nước..Mặt khác có thể thấy rằng, trên thực tế hiện nay, nạn tham nhũng đang là một trong những vấn nạn gây ảnh hưởng nhiều nhất tới sự phát triển của đất nước, làm mất niềm tin của Nhân dân vào Đảng và Nhà nước.

Nội dung thực hiện dân chủ ở cấp xã ( hay gọi là Pháp lệnh) chủ yếu xoay quanh vấn đề “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Để có thể thực hiện được điều đó, thì Nhân dân phải có trình độ, có hiểu biết, có nhận thức đúng đắn về các nội dung và hình thức thực hiện từ đó mới tiếp thu cũng như thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Vì vậy, nâng cao trình độ dân trí cũng như nhận thức của các tầng lớp nhân dân về thực hành dân chủ là việc làm vô cùng quan trọng và hết sức cần thiết. Bởi lẽ “Chèo thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân” thì một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của Nhân dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Vậy để thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn thực sự có hiệu quả, vấn đề quan trọng là nâng cao trình độ dân trí về mọi mặt cho Nhân dân ( kiến thức về văn hóa, pháp luật, chính trị, kinh tế...). Muốn vậy, cùng với việc phổ biến kiến thực về khoa học kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất, kinh doanh cần đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, giáo dục, đào tạo, kiến thức phổ thông, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm trang bị kiến thức và năng lực làm chủ cho Nhân dân.

Giải pháp về phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân

Có thể nói đây là đảm bảo quan trọng nhất để lôi cuốn, thu hút quần chúng vào hoạt động chính trị, xây dựng Đảng, chính quyền và đoàn thể. Đem lại lợi ích cho Nhân dân là cách tốt nhất để làm cho QCDC có sức sống, để dân chủ là một giá trị thực tế chứ không chỉ dừng lại ở một ước muốn, một nguyện vọng.

Người dân không thể đi họp, dự các buổi thảo luận, nghe những lời hay mà gia đình họ, con cái họ chưa có cái ăn, cái đói nghèo vẫn còn, thất học vẫn còn. Dân chúng quan tâm tới chính trị, tới các vấn đề xã hội nói chung, một khi họ bằng cảm nhận thực tế mà thấy rằng đó là chính trị thiết thực cần thiết, có ích đối với họ.

Việc thực hiện QCDC không phải vì bản thân quy chế đó, càng không phải vì những câu, những chữ, những điều quy định này, những biện pháp kia mà chính vì làm cho dân chúng có được sự biến đổi cuộc sống thực sự, hàng ngày cuộc

sống no đủ hơn, tiến bộ hơn, an sinh xã hội được thực hiện tốt hơn, an ninh trật tự được đảm bảo hơn. Điều này có thể hiểu rằng, thực hiện dân chủ phải đạt tới mục đích cuối cùng là góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, thắt chặt mỗi quan hệ tình làng, nghĩa xóm cho Nhân dân.

3.2.3. Giải pháp về hoàn thiện một số nội dung trong giai đoạn kiểm tra, giám sát thực hiện dân chủ ở cấp xã

- Tiếp tục phát huy vai trò của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, giám sát cán bộ, đảng viên theo Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218- QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI); Quyết định số 319-QĐ/TU, ngày 13/6/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ; Quy định số 124-QĐ/TW, ngày 02/02/2018 của Ban Bí thư. Xây dựng các chương trình, kế hoạch kiểm tra cụ thể rõ ràng từng đối tượng và từng nội dung cụ thể.

- Thực hiện tốt công tác tiếp dân mỗi tháng 01 kỳ tiếp công dân; bí thư và chủ tịch, tổ chức đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Nhân dân một măm ít nhất 1 lần đối với cấp huyện và 2 lần/ năm ở cấp xã để giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân; thực hiện dân chủ, công khai trong thực hiện các chính sách an sinh xã hội, các chủ trương chính sách liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân. Xử lý dứt điểm các đơn thư khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức.

- Công khai số điện thoại của cán bộ, công chức có liên quan đặc biệt là số điện thoại của Chủ tịch, Bí thư để nhân dân phản ánh những sai phạm trong quá trình thực hiện của cán bộ, công chức, viên chức, đồng thời mở rộng các hình thức góp ý phản hồi của người dân thông qua các kênh, xử lý nhanh, hiệu quả các kiến nghị của nhân dân.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w