Phân loại chiphí trong Công ty

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH – THƯƠNG MẠI TÂY NINH (Trang 81 - 84)

Công ty thực hiện quản lý và phân loại chi phí thành các nhóm phù hợp với mục đích cung cấp thông tin:

3.2.1.1. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động

Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động thì chi phí trong doanh nghiệp thương mại bao gồm: Chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp.

- Chi phí giá vốn hàng bán:

+ Giá vốn bán hàng hóa (bia và nước giải khát): Giá vốn hàng bán được xác định từ trị giá hàng hóa xuất kho trong kỳ dựa theo phương pháp nhập trước xuất trước. Trị giá hàng tồn kho bao gồm giá mua hàng hóa, chi phí hợp lý hợp lệ tính đến khi nhập về đến kho.

+ Giá vốn dịch vụ cung cấp dịch vụ vận chuyển bằng xe điện, dịch vụ vệ sinh, chăm sóc cảnh quan, trông giữ xe trong Khu du lịch Núi Bà Tây Ninh: gồm chi phí lương và các khoản chi có tính chất lương của bộ phận xe điện, bộ phận vệ sinh, bộ phận bãi xe, chi phí khấu hao tài sản, công cụ dụng cụ, chi phí trả trước, chi phí khác.

Thương mại, quảng cáo: bao gồm chi phí thuê đất, chi phí thuê kios bán hàng, thuê mặt bằng, chi phí khấu hao tài sản, công cụ dụng cụ, chi phí trả trước, chi phí khác.

Chi phí giá vốn là chi phí chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu chi phí của Công ty, là cơ sở để xác định giá bán nội bộ và giá bán ra khách hàng bên ngoài.

- Chi phí bán hàng:Công ty có các nhóm khoản mục phí sau: + Chi phí nhân viên bán hàng

+ Chi phí dụng cụ, đồ dùng + Chi phí khấu hao TSCĐ + Chi phí bằng tiền khác

- Chi phíquản lý doanh nghiệp: Công ty có các nhóm khoản mục phí sau: + Chi phí nhân viên quản lý

+ Chi phí dụng cụ, đồ dùng + Chi phí khấu hao TSCĐ + Thuế, phí và lệ phí

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài + Chi phí bằng tiền khác

Phân loại theo chức năng của chi phí giúp cho Ban điều hành có những đánh giá kịp thời về tình hình sử dụng chi phí để thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội trong từng giai đoạn, đánh giá cơ cấu từng khoản chi phí từ đó đưa ra những giải pháp cắt giảm chi phí cụ thể với từng khoản mục phí.

3.2.1.2. Phân loại theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng chịu phí

Tại Công ty chi phí được chia thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp tùy vào từng đối tượng phân tích.

- Chi phí trực tiếp: là các khoản chi phí phát sinh hạch toán trực tiếp của đối tượng phân tích: chi phí mua hàng bia và nước giải khát, chi phí thuê ngoài nhân công giữ xe, cảnh quan, chi phí nhiên liệu xe điện, chi phí nhân công xe điện, bãi xe, ...

- Chi phí gián tiếp (chi phí chung): chi phí không thể xác định đích danh cho một đối tượng chịu phí một cách dễ dàng. Cần xác định đối tượng thông qua phân bổ.

doanh: kinh doanh bán hàng bia và nước giải khác, dịch vụ trông giữ xe, dịch vụ vận chuyển (xe điện), dịch vụ chăm sóc cảnh quan.

3.2.1.3. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động (cách ứng xử của chi phí)

Phân chia chi phí thành 3 loại chi phí lớn bao gồm: Chi phí cố định, chi phí biển đổi và chi phí hỗn hợp. Trong đó:

- Chi phí cố định có các khoản mục

 Chi phí khấu hao TSCĐ – cố địnhChi phí dịch vụ mua ngoài – cố định.  Chi phí văn phòng.

 Chi phí thuê đất, thuê mặt bằng tại Khu du lịch Núi Bà Tây Ninh. - Chi phí biến đổi có các khoản mục

 Chi phí nguyên nhiên vật liệu.

 Chi phí nhân công thuê ngoài cho dịch vụ bãi xe, cảnh quan  Chi phí đào tạo, tuyển dụng.

 Chi phí dịch vụ mua ngoài – biến đổi - Chi phí hỗn hợp có các khoản mục  Chi phí tiền lương

 Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ.  Chi phí sửa chữa TSCĐ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH – THƯƠNG MẠI TÂY NINH (Trang 81 - 84)