Các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh thương mại và dịch vụ nói riêng là nơi trực tiếp vận dụng và thực hiện KTQT, vì vậy các doanh nghiệp cần phải:
- Nhận thức rõ vai trò quan trọng của KTQT, KTQT là thực sự cần thiết đối với các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay. Trong cơ chế này, nếu thiếu các thông tin có tính định hướng cho các vấn đề ra quyết định kinh doanh thì các quyết định đó có thể dẫn đến sai lầm. Mục tiêu của KTQT là nhằm cung cấp thông tin đinh hướng cho các quyết định của doanh nghiệp.
- Tổ chức bộ máy kế toán: Do mô hình KTQT còn mới mẻ đối với các doanh nghiệp cho nên tổ chức bộ máy kế toán ở các doanh nghiệp hiện nay chỉ tập trung thiết kế, thu thập các thông tin thuộc kế toán tài chính còn việc xây dựng bộ máy KTQT riêng thì hầu như chưa có. Để có được những thông tin kế toán sử dụng cho hoạt động quản trị thì trong bộ máy cần thiết phải có KTQT để thu thập và xử lý thông tin cung cấp theo yêu cầu quản trị của doanh nghiệp.
- Củng cố và hoàn thiện việc tổ chức công tác hạch toán ban đầu, vận dụng hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản kế toán, đặc biệt là đa dạng hoá phân loại chi phí, chú trọng phân loại theo cách ứng xử của chi phí. Xây dựng các định mức, dự toán chi phí nhằm hoàn thiện phương pháp xác định và tập hợp chi phí.
- Để thực hiện quá trình thiết kế, xây dựng các báo cáo thích hợp cho từng đối tượng quản trị khác nhau trong doanh nghiệp cần phải quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kế toán có năng lực, bố trí nhân viên KTQT hợp lý. Tổ chức đào tạo, tự đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết cho đội ngũ cán bộ quản lý những kiến thức về kinh tế thị trường, các văn bản pháp quy về quản lý nói chung và về chi phí, giá thành nói riêng.
- Tạo điều kiện về trang thiết bị, các điều kiện vật chất để giúp kế toán nâng cao khả năng thu nhận, xử lý kiểm soát và cung cấp thông tin. Thông tin của KTQT là hướng về tương lai và rất linh hoạt, để giải quyết kịp thời những vấn đề cấp bách phục vụ cho hoạt động quản trị diễn ra hàng ngày trong doanh nghiệp, doanh nghiệp
cần tổ chức trang bị và ứng dụng những thành tựu tin học vào công tác KTQT. Đặc biệt là cần ứng dụng khai thác tối đa năng lực của chương trình kế toán trên máy vi tính. Nó đáp ứng được lượng thông tin lớn và yêu cầu xử lý thông tin nhanh. Đối với các doanh nghiệp đã có phần mềm kế toán để xử lý, cung cấp thông tin đảm bảo được tính kịp thời, chính xác cho quá trình ra quyết định.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở phân tích thực trạng KTQT chi phí tại Công ty Cổ phần Du lịch – Thương mại Tây Ninh, tác giả nhận thấy bên cạng những vấn đề đạt được trong KTQT chi phí, còn tồn tại những vấn đề mà nhà quản lý phải quan tâm. Trong chương 4 tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện KTQT chi phí dựa trên nền tảng cơ sở lý luận về KTQT chi phí và thực tế, luận văn đã hoàn thiện các nội dung sau: Hoàn thiện hạch toán chi tiết cung cấp thông tin chi phí và giá thành cho quản trị Doanh nghiệp, hoàn thiện công tác tổ chức KTQT chi phí, hoàn thiện thu thập thông tin liên quan đến quản trị chi phí trong hoạt động kinh doanh.
Để tạo cho việc thực hiện các giải pháp hoàn thiện KTQT chi phí tại Công ty Cổ phần Du lịch – Thương mại Tây Ninh, luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị thực thi giải pháp đối với Nhà nước, các cơ quan ban ngành, cơ quan chức năng và Công ty Cổ phần Du lịch – Thương mại Tây Ninh nhằm tạo ra môi trường vĩ mô và vi mô hỗ trợ cho quá trình tổ chức thực hiện KTQT chi phí tại Công ty Cổ phần Du lịch – Thương mại Tây Ninh.
Mặc dù đã nỗ lực hết sức nhưng với thời gian và kiến thức còn hạn chế, Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế:
-Phạm vi nghiên cứu và tính ứng dụng của Luận văn chỉ dừng lại ở Công ty Cổ phần Du lịch – Thương mại Tây Ninh, đối với các đơn vị khác chỉ mang tính chất tham khảo, định hướng.
-Những giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện công tác KTQT chi phí tại Công ty còn mang tính chủ quan và mức độ hiểu biết của tác giả.
-Phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung vào năm 2018 và năm 2019 do Công ty có động thái thay đổi chiến lược thị trường, vì vậy việc phân tích đánh giá còn nhiều hạn chế. Nếu có thể thực hiện khảo sát trong khoảng thời gian dài hơn, khi đó sẽ có góc nhìn tổng quát hơn về công tác KTQT chi phí tại Công ty Cổ phần Du lịch – Thương mại Tây Ninh.
-Trong đề luận văn này, tác giả chỉ tập trung đánh giá thực trạng và đưa ra đề xuất về vấn đề KTQT chi phí tại Công ty Cổ phần Du lịch – Thương mại Tây Ninh. Nếu tiến hành thu thập thông tin đánh giá, so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành kinh doanh, hoặc cùng quy mô trong lĩnh vực thương mại thì khi đó đề tài sẽ có giá trị hơn.
1. Báo cáo về kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình của Sở Công Thương các năm 2016, 2017, 2018.
2. Bộ Tài chính, Thông tư số 53/2006/TT- BTC hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp;
3. Đàm Phương Lan (2019), Kế toán chi phí theo mức độ hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa;
4. Đoàn Xuân Tiên (2008), Kế toán quản trị doanh nghiệp, NXB Tài chính; 5. Hồ Mỹ Hạnh (2013), Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí
trong các doanh nghiệp may Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh doanh và quản lý, Đại học Kinh tế Quốc dân.
6. Lê Thị Minh Huệ (2016), Hoàn thiện kế toán chi phí trong các doanh nghiệp mía đường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
7. Nguyễn Ngọc Quang (2011), Giáo trình Kế toán quản trị, NXB Đại học Kinh tế quốc dân;
8. Nguyễn Thị Bình (2019), Kế toán quản trị chi phí đối với doanh nghiệp dược trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
9. Nguyễn Thị Kiều Trâm (2013), Kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần Vật tư kỹ thuật nông nghiẹp Bình Định.
10. Nguyễn Thị Thu Trang (2016), Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả tại Công ty TNHH Minh Hải;
11. Sở Y tế Thanh Hóa, Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Dược Thanh Hóa giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
12. Phan Hồ Minh Đức (2016), Bài giảng Lập dự toán sản xuất kinh doanh; 13.Trương Quang Dũng (2015), Giáo trình Quản trị học.