Nhà nước cần ban hành những quy định mang tính hướng dẫn, định hướng về tổ chức KTQT đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh thương mại và dịch vụ nói riêng. Trên cơ sở Thông tư số 53/2006/TT-BTC ngày 12/06/2006 hướng dẫn áp dụng KTQT trong doanh nghiệp, Bộ tài chính và các cơ quan chức năng cần có sự hướng dẫn cụ thể hơn đối với các doanh nghiệp, mặt khác cũng cần phải nghiên cứu để ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung những quy định về mặt cơ chế quản lý cho phù hợp, đồng bộ với việc tổ chức KTQT tài các doanh nghiệp nhất là trong xu thế hội nhập kinh tế, quốc tế hiện nay.
KTQT là một bộ phận của hệ thống kế toán, là công cụ quản lý quan trọng không thể thiếu đối với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại và dịch vụ trong điều kiện thực hiện nền kinh tế thị trường với xu hướng hội nhập. Tổ chức KTQT phải tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý của doanh nghiệp. Tuy nhiên với đặc điểm nền kinh tế thị trường Việt Nam là nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, KTQT là lĩnh vực còn nhiều mới mẻ, các doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ vai trò của KTQT, mặt khác trình độ đội ngũ cán bộ kế toán, điều kiện trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho công tác kế toán cồn nhiều hạn chế. Do đó cần thiết phải có hướng dẫn định hướng của Nhà nước về tổ chức KTQT bao gồm: nội dung; phương pháp và mô hình tổ chức cho các loại hình doanh nghiệp theo ngành, theo quy mô.
- Sau khi đã định hướng cho các doanh nghiệp về tổ chức KTQT, Nhà nước cần ban hành các văn bản hướng dẫn tổ chức KTQT nói chung và tổ chức KTQT chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng cho từng loại hình doanh nghiệp.
- Nhà nước cần tạo điều kiện, thúc đẩy và tăng cường hơn nữa các hoạtđộng dịch vụ tư vấn về kế toán và kiểm toán.
Trong thời gian tới để đáp ứng yêu cầu hội nhập của nền kinh tế, Nhà nước cần xây dựng và thống nhất nội dung giảng dậy KTQT trong các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành kế toán.