S7 – 300 có 5 loại Timer được khai báo bằng các lệnh: SD : Trễ theo sườn lên không có nhớ.
SS : Trễ theo sườn lên có nhớ. SP : Tạo xung không có nhớ
SE : Tạo xung có nhớ
SF : Trễ theo sườn xuống.
Trễ theo sườn lên không có nhớ - SD ( On Delay Timer)
- Khai báo tên Timer: T0, T1, ..v.v…
- Độ phân giải Timer: Có các độ phân giải là ms, s ( giây), m ( phút), h ( giờ).
- Câu lệnh: S5T#giờH_phútM_giâyS_miligiâyMS.
- Giải thích lệnh: Khi có tín hiệu Enable = 1 ( hay khi có sườn lên của tín hiệu Enable đồng thời tín hiệu vào bằng 1) ngay sau đó giá trị PV (Put
Value) chuyển vào thanh ghi T – word (CV). Trong khoảng thời gian trễ T – bit có giá trị 0. Khi hết thời gian trễ T – bit có giá trị bằng 1.
Khi tín hiệu vào bằng 0, T –bit và T – word cũng nhận giá trị 0.
Ví dụ : Khi I0.1 chuyển chế độ từ 0 lên “1” ( I0.1 = 1) thì sau khoảng thời gian trễ T = 100ms thì T0 =1.
Trễ theo sườn lên có nhớ - SS ( Retentive On Delay Timer)
- Khai báo tên Timer: T0, T1, ..v.v…
- Độ phân giải Timer: Có các độ phân giải là ms, s ( giây), m ( phút), h ( giờ).
- Câu lệnh: S5T#giờH_phútM_giâyS_miligiâyMS.
- Giải thích lệnh: Khi có tín hiệu Enable = 1 (hay khi có sườn lên của tín hiệu Enable đồng thời tín hiệu vào bằng 1) ngay sau đó giá trị PV (Put Value) chuyển vào thanh ghi T – word (CV). Trong khoảng thời gian trễ T – bit có giá trị 0. Khi hết thời gian trễ T – bit có giá trị bằng 1.
- Timer SS chỉ bị tác động đầu vào khi tín hiệu Enable ON, không ảnh hưởng của tín hiệu khi chuyển trạng thái từ “1” xuống “0” do dó cần Reset lại Timer bằng lệnh Reset.
Ví dụ: Khi tín hiệu I0.2 chuyển trạng thái từ “0” lên “1” thì sau khoảng thời gian T = 10s thì T1 ON (mức 1). Khi T1 đã ON thì nó không bị ảnh hưởng của tín hiệu Enable nữa mà sẽ giữ trạng thái 1. Do đó cần có lệnh Reset Timer ở Network 3 để trả Timer lại trạng thái OFF.
- Khai báo tên Timer: T0, T1, ..v.v…
- Độ phân giải Timer: Có các độ phân giải là ms, s ( giây), m ( phút), h ( giờ).
- Câu lệnh: S5T#giờH_phútM_giâyS_miligiâyMS.
- Giải thích lệnh: Khi có tín hiệu Enable = 1 (hay khi có sườn lên của tín hiệu Enable đồng thời tín hiệu vào bằng 1) ngay sau đó giá trị PV (Put Value) chuyển vào thanh ghi T – word (CV). Trong khoảng thời gian T – bit có giá trị 1. Khi hết thời gian đặt T – bit có giá trị bằng 0.
Khi có tác động Enable chuyển mức “0” lên “1” thì Timer SE sẽ tạo ra chuỗi xung:
Nếu thời gian I0.4 ON > thời gian đặt của T3 thì T3 = 10s.
Nếu thời gian I0.4 ON < thời gian đặt của T3 thì T3 = Thời gian ON của I0.4
Timer tạo xung có nhớ - SE ( Extended Pulse Timer)
- Khai báo tên Timer: T0, T1, ..v.v…
- Độ phân giải Timer: Có các độ phân giải là ms, s ( giây), m ( phút), h ( giờ).
- Câu lệnh: S5T#giờH_phútM_giâyS_miligiâyMS.
- Giải thích lệnh: Khi có tín hiệu Enable = 1 (hay khi có sườn lên của tín hiệu Enable đồng thời tín hiệu vào bằng 1) ngay sau đó giá trị PV (Put Value) chuyển vào thanh ghi T – word (CV). Trong khoảng thời gian T – bit có giá trị 1. Khi hết thời gian đặt T – bit có giá trị bằng 0.
Khi có tác động Enable chuyển mức “0” lên “1” thì Timer SE sẽ tạo ra chuỗi xung có thời gian bằng giá trị thời gian đã đặt bất chấp khi I0.5 chuyển trạng thái OFF.
Ví dụ : Khi I0.5 chuyển trạng thái từ 0 lên 1 thì Timer T4 sẽ tạo ra chuỗi xung có thời gian cố định là 10s. cho dù I0.5 đã OFF.
Timer trễ theo sườn xuống
- Khai báo tên Timer: T0, T1, ..v.v…
- Độ phân giải Timer: Có các độ phân giải là ms, s ( giây), m ( phút), h ( giờ).
- Câu lệnh: S5T#giờH_phútM_giâyS_miligiâyMS.
- Giải thích lệnh: Khi có tín hiệu Enable = 1 (hay khi có sườn lên của tín hiệu Enable đồng thời tín hiệu vào bằng 1) thì Timer ON. Khi tín hiệu Enable chuyển trạng thái từ “1” xuống “0” thì sau khoảng thời gian PV đã được nạp vào T – word thì Timer OFF theo.
Ví dụ : T5 ON khi I0.6 chuyển trạng thái từ “0” lên “1”. Khi I0.6 OFF thì sau khoảng thời gian 10s thì T5 OFF.