Cài đặt cáp PC Adapter giao tiếp giữa PC và PLC
Với việc thiết lập này, giúp ta thiết lập kiểu kết nối giao tiếp giữa thiết bị lập trình (PC) và bộ điều khiển logic khả trình (PLC).
Khi Set PG/PC Interfaces lần đầu tiên, ta phải cài đặt module giao tiếp như sau:
Set giao diện PG/PC
Trong hộp thoại Set PG/PC Interfaces ta chọn loại card phù hợp chuẩn giao tiếp hệ thống mạng và click vào nút Properties…
Hộp thoại Properties - PC Adapter hiện ra, ta thiết lập các thông số giao tiếp cần thiết như: địa chỉ, tốc độ truyền,…
Các bước tạo mới một Project:
Ở phần này chỉ trình bày cách xây dựng cấu hình phần cứng cho trạm PLC. Còn việc lập trình cho STEP 7, ta có thể tham khảo tài liệu kèm theo phần mềm do Siemens cung cấp.
Chọn loại module thích hợp.
-Chọn Start Simatic Simatic Manager, ta sẽ vào màn hình chính Simatic Manager.
-Để khai báo một Project mới, từ màn hình chính của Simatic Manager ta chọn File New hoặc kích chuột vào biểu tượng “New Project/ Library”. Sau đó khai báo tên cho Project, nơi lưu trữ Project.
Xây dựng cấu hình phần cứng cho trạm PLC.
Sau khi bạn khai báo một Project mới bước tiếp theo là ta xây dựng cấu hình cứng cho trạm PLC.
Việc xây dựng cấu hình cứng cho trạm PLC là cần thiết. Vì lúc ta bật nguồn PLC, hệ điều hành S7-300 bao giờ cũng kiểm tra các module hiện có của trạm và so sánh với cấu hình mà ta xây dựng. Nếu phát hiện thấy có sự không đồng nhất sẽ phát ngay tín hiệu báo ngắt lỗi hoặc thiếu module chứ không cần phải đợi tới khi thực hiện chương trình ứng dụng.
- Để khai báo cấu hình cứng cho trạm PLC vào Insert Station Simatic 300 Station:
Sau khi chèn một Station vào, thư mục Project của ta không còn rỗng nữa nó có tên mặc định là SIMATIC 300, ta có thể đổi tên mặc định này:
Kha i
Project sau khi chèn Hardware
Để khai báo cấu hình phần cứng, ta double_click vào biểu tượng Hardware.
Lúc này màn hình có dạng như sau:
Màn hình khai báo phần cứng
Click chuột bung thư mục SIMATIC 300 ở cửa sổ bên phải. Tiếp tục bung thư mục Rack-300, sau đó kéo thư mục Rail ớ nửa cửa sổ bên phải vào nửa cửa sổ bên trái :
Màn hình khai báo thanh Rail
Lúc này màn hình của ta như sau:
Màn hình sau khi khai báo thanh Rail.
Bước tiếp theo là kéo từng thành phần ở nửa cửa sổ bên phải( cửa sổ Hardware Catalog) và bỏ vào cửa sổ bên trái. Chú ý là các thành phần này cũng phải tương thích với cấu hình thật của một trạm PLC hiện có
Khai báo cấu hình phần cứng trên một thanh Rack
Sau khi khai báo cấu hình phần cứng xong, click vào nút complier để biên dịch, nếu không có lỗi xuất hiện tiếp theo click vào nút Download để đổ phần cứng xuống trạm PLC.
-Bộ điều khiển PLC với CPU 313C và module truyền thông Ethernet, cấu hình và lập trình cho PLC dùng phần mềm Simatic Manager V5.1 hoặc cao hơn.
-Nối cáp lập trình PLC Adapter giữa PC và PLC. -Cấp nguồn điện cho PLC.
-Nhả nút EMERGENCY-STOP (nếu được dùng).
-Đặt công tắc điều khiển chế độ PLC sang vị trí Stop. -Khởi động phần mềm lập trình PLC.
-Chọn project và chọn tên trạm. -Nạp chương trình xuống PLC.
Chú ý: ta không thể đặt các thành phần ở cửa sổ bên phải vào cửa sổ bên trái một cách tuỳ tiện không theo một thứ tự. Thường thì các thành phần được đặt vào các Slot ở cửa sổ bên trái theo thứ tự như sau:
- Slot 1: chỉ sử dụng đặt modul nguồn. - Slot 2: chỉ sử dụng đặt modul CPU. - Slot 3: thông thường để rỗng.
- Slot 4 tới Slot 11: dùng cho các module truyền thông xử lý( modul xuất, modul nhập, modul vào ra tương tự…).
Hình 3.13. Thứ tự sắp xếp của các Slot trên một Rack
9. Viết chương trình