6.10 Cảm biến đo dịch chuyển thẳng với bộ so sánh (Đo lường, đo chiều cao chi tiết phôi)

Một phần của tài liệu Giáo trình lắp đặt vận hành hệ thống cơ điện tử (Trang 82 - 86)

cao chi tiết phôi)

Cảm biến đo dịch chuyển thẳng được sử dụng để đo chiều cao của chi tiết phôi. Tín hiệu ra tương tự của cảm biến đo dịch chuyển thẳng được chuyển đổi thành tín hiệu nhị phân (tín hiệu 0/1) bằng bộ so sánh.

Điều kiện tiên quyết:

 Module nâng hạ được lắp ráp, module đo lường được lắp ráp sơ bộ.  Xy lanh được nối ống.

 Nguồn khí nén được bật.

 Cảm biến đo dịch chuyển thẳng và bộ so sánh được nối dây.  Thiết bị nguồn điện được bật.

Thực hiện:

- Ghi chú: Sự thích nghi của chiều cao của giá đỡ chi tiết phôi đến máng trượt đệm hơi được thực hiện bằng tín hiệu chỉnh bộ giảm chấn cuối hành trình (dừng cuối).

- Đặt chi tiết phôi màu đỏ (cao 25 mm) vào trong giá đỡ chi tiết phôi của module nâng hạ.

- Vặn lỏng vít kẹp của giá đỡ cảm biến đo dịch chuyển thẳng. - Nâng xy lanh nâng hạ đến vị trí cao nhất của nó.

- Dịch chuyển cảm biến đo dịch chuyển thẳng tới khi khe hở đạt được khoảng 15 mm. Giữ chặt cảm biến đo dịch chuyển thẳng lại vị trí này.

Hiệu chỉnh bộ so sánh:

- Đặt một chi tiết phôi màu đỏ trong giá đỡ chi tiết phôi. Chiều cao chi tiết phôi bằng 25 mm.

- Dịch chuyển xy lanh nâng hạ đến vị trí trên bằng cách tác động lên nút điều khiển tay của van có đánh dấu C

- Đặt hai chiết áp LEVEL1 và LEVEL2 sao cho đèn hiển thị trạng thái hoạt động của tín hiệu xuát MID (xanh lá cây) sáng.

Ghi chú: LEVEL1 khoảng 5 vạch trên thanh đo, LEVEL2 khoảng 6 vạch trên thanh đo.

- Dịch chuyển xy lanh nâng hạ đến vị trí thấp nhất bằng cách tác động lên nút điều khiển tay của van có đánh dấu C.

- Đèn hiển thị trạng thái hoạt động của tín hiệu xuất LOW (vàng) sáng. - Tháo chi tiết phôi; Bộ so sánh đã được thiết lập.

6. Lắp đặt phần điện sử dụng cổng vào ra

Kết nối PLC – Trạm: Nối cáp từ khối PLC vào I/O terminal trên trạm.

Kết nối PLC – Bảng điều khiển: Nối cáp từ khối PLC vào Terminal trên bảng điều khiển.

Kết nối PLC – Nguồn điện: Kết nối PLC với nguồn điện. Tùy loại plc mà ta sử dụng áp 220VAC hoặc 24VDC. Thông thường dùng áp 24VDC.

Kết nối PC – PLC: Kết nối PC với PLC dùng cáp lập trình PC Adapter. Tùy theo loại mà dùng cổng truyền thông Com hoặc USB.

Trạm được cấp nguồn 24 VDC (tối đa 5A) thông qua thiết bị cấp nguồn. Nối chân mass của tín hiệu plc và các tín hiệu trên trạm với nhau.

7. Vận hành và kiểm tra 8. Tìm và sửa lỗi

BÀI 5: LẮP RÁP MỘT TRẠM TRONG HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN TỬ: TRẠM TAY MÁY TRẠM TAY MÁY

- Mô tả được cấu trúc nguyên lý hoạt động của một hệ thống tay máy sử dụng các phần tử khí nén mới

- Tìm kiếm được thông tin từ các tài liệu kỹ thuật, bản vẽ, internet và áp dụng vào công việc.

- Phân tích được các chức năng hoạt động, đặc biệt là chu trình làm việc và các điều kiện logic trong các quy trình tự động hóa.

- Xây dựng được giải pháp cho các vấn đề liên quan đến các quá trình tự động hóa tay máy và vẽ các sơ đồ theo tiêu chuẩn (giản đồ trạng thái, biểu đồ chức năng).

- Đọc, hiểu phân tích và vẽ các loại sơ đồ mạch ( mạch điện, thủy lực, khí nén,…) của hệ thống tay máy

- Viết các chương trình bằng ngôn ngữ SCL

- Tháo lắp bộ phận/phần tử trong hệ thống trạm tay máy, thay thế hiệu chỉnh các phần tử.

- Lắp ráp các phần tử điện.

- Nạp chương trình PLC và thử nghiệm, vận hành hệ thống cơ điện tử.

- Khắc phục các lỗi của các phần tử cơ khí, điện và phần mềm của hệ thống cơ điện tử.

- Chủ động, sáng tạo và an toàn trong quá trình học tập. 1. Yêu cầu công nghệ cho trạm tay máy

Trạm Tay máy– là trạm thứ 4 trong hệ thống MPS gồm 9 trạm của Festo. Trạm này được phát triển và sản xuất cho dạy nghề cũng như các mục đích đào tạo tiếp tục trong lĩnh vực tự động hoá và công nghệ.

Chức năng của Tay gắp: Xác định rõ đặc tính vật liệu của chi tiết phôi, gắp chi tiết phôi từ module giữ phôi, đặt chi tiết phôi vào máng trượt “kim loại / màu đỏ” hoặc màu đen, di chuyển chi tiết phôi đến trạm tiếp theo. Trạm Tay máybao các phần sau đậy: Module chứa phôi, Module PicAlfa, Module máng trượt.

Trạm Tay máyđược lắp ráp bằng thiết bị tay máy 2 trục. Chi tiết phôi đưa vào được phát hiện trong thiết bị giữ phôi bằng cảm biến ánh sáng quang phản xạ. Thiết bị tay máy tìm chi tiết phôi từ trong giá giữ phôi bằng sự trợ giúp của bàn tay kẹp khí nén, trong đó có lắp cảm biến quang điện. Cảm biến phân biệt giữa màu đen và không đen của chi tiết phôi.

Các tiêu chuẩn phân biệt khác nhau có thể được định nghĩa nếu trạm được tổ hợp với các trạm khác. Bằng cách thiết lập cơ cấu chặn của cơ khí ở cuối máng trượt, có thể vận chuyển chi tiết phôi sang các trạm sau.

5.1.Các thông tin về phần tử mới (cơ cấu chấp hành)

 Cơ khí

-Lắp đặt cơ cấu tay gắp. -Lắp đặt cơ cấu máng trượt. -Lắp đặt cơ cấu giữ phôi.

-Cân chỉnh các cơ cấu hoạt động theo yêu cầu.

 Khí nén

-Lắp đặt hệ thống ống khí nén. -Kỹ thuật truyền động thẳng.

-Kỹ thuật truyền động thẳng không trục.

 Cảm biến

-Cảm biến quang. -Cảm biến tiệm cận.  Điện

-Lắp đặt hệ thống dây tín hiệu các cảm biến.

-Lắp đặt hệ thống dây tín hiệu các valve điện khí nén.  Lập trình Plc

-Khai báo phần cứng.

-Download và Upload chương trình. -Lập trình các lệnh điều khiển logic. -Lập trình các lệnh Timer và Counter. -Lập trình cấu trúc.  Vận hành -Các quy định về vận hành hệ thống. -Vận hành theo quy trình.  Tìm lỗi và thay thế

-Tìm các lỗi xảy ra khi hệ thống gặp sự cố. -Thay thế các thiết bị hư hỏng.

Một phần của tài liệu Giáo trình lắp đặt vận hành hệ thống cơ điện tử (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)