Chế hoà khí hút xuống; b Chế hoà khí hút lên; c Ch ế hoà khí hút ngang.

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ đốt xăng dùng chế hòa khí (Trang 48 - 50)

3.2 CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ CHẾ HÒA KHÍ 3.2.1 Cấu tạo 1. Đường xăng vào 2. Lọc gió 3. Họng khuếch tán 4. Vòi phun chính 5. Bướm ga 6. Đường nạp 7. Buồng phao Hình 3.2. Sơđồ cấu tạo của bộ chế hoà khí đơn giản

- Buồng phao: Là buồng chứa xăng ở mức thấp hơn miệng vòi phun (2-5) mm. Bên trong có phao xăng, kim xăng, luôn duy trì mức xăng trong buồng phao. Buồng phao có lỗ thông hơi với bên ngoài.

- Họng khuếch tán (buồng hỗn hợp): Là một ống ngăn ở giữa thắt lại, một đầu nối với bầu lọc không khí, một đầu nối với ống hút của động cơ, bướm ga để thay đổi lượng hỗn hợp vào xilanh.

- Bộ phận phun: Gồm một gíclơ định lượng mức xăng và vòi phun (4) phun ra ở chỗ thắt hẹp của họng khuếch tán.

3.2.2 Nguyên lý hoạt động

Khi động cơ làm việc, mức xăng trong buồng phao của bộ chế hoà khí luôn luôn được điều chỉnh thấp hơn miệng phun từ (2 ÷ 5)mm, do đó xăng không tự phun ra được.

Khi động cơ làm việc, ở hành trình hút piston đi từ điểm chết trên (ĐCT) xuống điểm chết dưới (ĐCD). Xu pap nạp mở, xu pap xả đóng, không khí được hút từ ngoài qua bầu lọc, không khí đi vào chế hoà khí. Do cấu tạo

của chế hoà khí hẹp lại thêm tốc độ không khí đi qua lớn, tạo nên độ chân không lớn ở cổ hút gây ra sự chênh áp suất với buồng phao. Xăng được hút tư buồng phao qua giclơ chính vào họng hút, tại đây xăng gặp không khí di chuyển với tốc độ lớn được xé thành hạt nhỏ hoà trộn với không khí ở buồng hỗn hợp, thành hoà khí theo đường ống hút đi vào trong xy lanh của động cơ theo thứ tự làm việc.

Khi mức xăng trong buồng phao giảm, phao chìm xuống kéo cho van kim ba cạnh đi xuống mở cho đường xăng vào bổ xung cho chế hoà khí khi xăng đã đến mức quy định phao nỗi lên và van kim ba cạnh đóng lỗ xăng vào. Nếu bướm ga mở càng lớn không khí đi vào càng nhiều tốc độ không khí càng tăng, độ chân không ở cổ hút càng lớn xăng phun ra càng nhiều.

* Nhược điểm của bộ chế hoà khí đơn giản:

Bộ chế hoà khí đơn giản không đáp ứng được yêu cầu làm việc của động cơ cụ thể là:

- Khi chạy không: Bướm ga mở nhỏ, sức hút ở miệng vòi phun nhỏ xăng phun ít hoặc không phun, do đó động cơ không chạy được.

- Nếu tính toán tiết diện gíc lơ làm việc ở tải trung bình, hỗn hợp giàu lên khi tăng tải (tăng độ mở bướm ga).

- Khi mở bướm ga đột ngột không khí vào nhanh hơn nên hỗn hợp bị nghèo đi, tốc độđộng cơ không tăng nhanh kịp thời.

- Khi khởi động, do vòng quay thấp sức hút yếu nên xăng phun vào ít, hỗn hợp nghèo khó khởi động.

Để khắc phục những nhược điểm của bộ chế hoà khí đơn giản người ta thêm vào một số bộ phận phụ trợđể được một bộ chế hoà khí đáp ứng được yêu cầu làm việc của động cơ.

Bộ phận phụ trợ bao gồm năm mạch xăng cơ bản sau: - Mạch xăng khởi động

- Mạch xăng chạy không tải

- Mạch xăng chạy nhanh, tải trọng trung bình còn gọi là hệ thống phun chính - Mạch xăng tăng tốc - Mạch xăng chạy công suất tối đa (làm đậm) 3.2.3 Nhiệm vụ, sơđồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận 3.2.3.1 Hệ thống khởi động + Nhiệm vụ:

Cơ cấu khởi động có nhiệm vụ cung cấp thêm một lượng nhiên liệu ở chếđộ khởi động để hỗn hợp đậm đặc hơn, động cơ dễ khởi động.

Khi khởi động động cơ, tốc độ thấp ,số vòng quay của trục khuỷu nhỏ ,sức hút của động cơ yếu, nhiệt độ của động cơ thấp, sự bay của xăng kém. Do đó nhiệm vụ của hệ thống khởi động là cung cấp một hỗn hợp nhiên liệu phù hợp đểđộng cơ khởi động dễ dàng.

Có hai hình thức khởi động đó là dùng bướm gió và dùng bộ khởi động riêng.

+ Sơ đồ hệ thống khởi động dùng bướm gió.

Trong hệ khởi động dùng bướm gió xăng được phun ra từ lỗ phun không tải và lỗ phun chính. Ở trên bướm gió được lắp thêm van khí phụ

Hình 3.3. Hệ thống khởi động

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ đốt xăng dùng chế hòa khí (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)