+ Nguyên lý làm việc.
Khi khởi động động cơ, người lái khéo tay bướm gió thông qua cần linh động, bướm gió đóng lại, bướm ga hé mở. Do sức hút của động cơ ở dưới bướm gió có độ chân không lớn, xăng được hút ra ở cả vòi phun chính và lỗ phun không tải tạo ra hỗn hợp đậm đặc đểđộng cơ dễ khởi động.
Khi động cơ đã bắt đầu làm việc, số vòng quay tăng, sức hút của động cơ lớn. Nếu bướm gió mở thì lúc này van khí phụ sẽ làm việc cung cấp thêm không khí vào động cơđể tránh tình trạng động cơ bị chết máy do thiếu không khí. Khi khởi động xong bướm gió lại mở hoàn toàn.
+ Sơ đồ hệ thống khởi động dùng cơ cấu khởi động(Hình 3.4 a).
+ Nguyên lý hoạt động (Hình 3.4 b):
Khi khởi động động cơ, người lái kéo tay điều khiển đóng kín bướm gió. Thông qua cơ cấu cần đòn dẫn động làm cho bướm ga hé mở. Do miệng phun chính và miệng phun không tải nằm trong vùng có độ chân không lớn nên cả hệ thống cùng cung cấp nhiên liệu làm cho hỗn hợp đậm đặc, động cơ dễ dàng khởi động.
Hình 3.4. Cơ cấu khởi động
1. Dây kéo điều khiển bướm gió; 2. Bướm gió chính; 3. Bướm gió phụ; 4; 5; 5; 7. Cần đòn dẫn động; 9. Trục bướm ga; 9. Bướm ga; 10. Vít kênh ga; 5; 7. Cần đòn dẫn động; 9. Trục bướm ga; 9. Bướm ga; 10. Vít kênh ga;
3.2.3.2Hệ thống không tải
+ Nhiệm vụ:
Là hệ thống có nhiệm vụ cung cấp hỗn hợp nhiên liệu cho động cơ làm việc ổn định ở chếđộ chạy cầm chừng.
+ Sơ đồ cấu tạo.
1. Giclơ không khí 2. Mạch xăng không tải.