Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại cơ cấu hạn chết ốc độ

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ đốt xăng dùng chế hòa khí (Trang 114 - 115)

- Dùng xăng và que đồng mềm hoặc que tre để thông, rửa dùng không khí nén thổi sạch đường phun chính

1. Gíclơ không khí không tải; 2 Đường xăng không tải; 3 Gíclơ chính;4 Vít

3.7.1 Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại cơ cấu hạn chết ốc độ

3.7.1.1 Nhiệm vụ

Hạn chế vòng quay cực đại, giúp động cơ không vượt quá tốc độ tối đa qui định. 3.7.1.2 Yêu cầu - Hạn chế chính xác ở tốc độ tối đa qui định - Cơ cấu hoạt động nhạy, chính xác 3.7.1.3 Phân loại - Bộ hạn chế tốc độ kiểu khí ép. - Bộ hạn chế tốc độ kiểu li tâm- khí ép 3.7.2 Cấu tạo, hoạt động của bộ hạn chế tốc độ 3.7.2.1 Bộ hạn chế tốc độ kiểu khí ép Hình 3.45. Bộ hạn chế tốc độ kiểu khí ép

1. Trục truyền động; 2. Vấu liền trục 1; 3. Vấu gắn liền bướm ga (vấu động) 4. Bướm ga có mặt vắt A; 5. Lò xo; 6. Ốc chỉnh sức căng lò xo 5

a. Sơ đồ cấu tạo (Hình 3.45)

Bướm ga 4 tạo thành mặt vắt A, dưới bướm ga có lò xo 5, một đầu gắn với bu lông điều chỉnh 6 đểđiều chỉnh độ căng lò xo phù hợp, một đầu gắn với bướm ga. Trên trục1 truyền động từ chân ga đến có hai vấu ăn khớp với hai vấu của bướm ga. Giữa vấu 2 và 3 có một khe hở δ để bướm ga xoay được.

b. Hoạt động.

Lò xo 5 luôn kéo bướm ga để vấu 3 luôn tỳ vào vấu 2. Khi bướm ga mở hoàn toàn, nếu số vòng quay trục cơ tăng đến quá vòng quay tối đa, tốc độ của hỗn hợp tạo thành một áp lực trên mặt vát, khi tác dụng của áp lực khí lớn hơn sức căng của lò xo làm xoay bướm ga, vấu 3 xoay tách khỏi vấu 2 và chuyển động tương đối với nhau làm đóng bớt bướm ga lại để giảm bớt tốc độ của trục cơ.

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ đốt xăng dùng chế hòa khí (Trang 114 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)