3) Các đặc tính làm việc của động cơ điện đồng bộ
1.8.1 Máy phát điện đồng bộ một pha
Về cấu tạo, máy phát điện đồng bộ một pha khác với máy phát điện đồng bộ ba pha ở chỗ trên phần ứng nó chỉ có đặt dây quấn một pha. Dòng điện xoay chiều chạy trong dây quấn đó sẽ sinh ra từ trƣờng đập mạch với tần số của dòng điện. Từ trƣờng đập mạch này có thể xem nhƣ tổng hợp của hai từ trƣờng quay thuận và quay ngƣợc. Từ trƣờng quay thuận có tốc độ quay đồng bộ với từ trƣờng của cực từ và quan hệ điện từ của hai từ trƣờng đó hoàn toàn giống nhƣ ở máy điện đồng bộ ba pha. Từ trƣờng quay ngƣợc có tốc độ 2ndb so với từ trƣờng của cực từ (hoặc so với roto) và sẽ cảm ứng trong dây quấn đặt ở roto các dòng điện tần số 2f. Các dòng điện này sẽ sinh ra từ trƣờng làm yếu từ trƣờng quay ngƣợc sinh ra chúng. Nếu trên roto có đặt dây quấn cản, thì từ trƣờng quay ngƣợc sẽ rất nhỏ vì bị giảm nhiều. Trong trƣờng hợp chỉ có dây quấn kích từ thì từ trƣờng quay ngƣợc chỉ bị giảm ở hƣớng dọc trục và vẫn mạnh ở hƣớng ngang trục. Sự có mặt của từ trƣờng ngƣợc trong máy điện đồng bộ một pha làm cho tổn hao ở roto tăng thêm, đồng thời cũng sinh ra dòng điện tần số 3f trong dây quấn phần ứng. Vì vậy, trong máy điện đồng bộ một pha luôn có đặt dây quấn cản để giảm nhỏ từ trƣờng ngƣợc.
Đồ thị véctơ của máy điện đồng bộ một pha tƣơng tự nhƣ của máy điện đồng bộ ba pha. Tuy nhiên điện áp rơi trong máy điện đồng bộ một pha lớn hơn ở máy ba pha vì điện kháng tản từ xƣcủa nó lớn hơn do ảnh hƣởng của từ trƣờng ngƣợc.