Cấu tạo của loại động cơ này tƣơng tự nhƣ động cơ điện đẩy ở mục 1, phần tĩnh chỉ có 1 dây quấn W và một bộ chổi than di chuyển đƣợc ở phần ứng với trục của chổi than, có thể làm thành góc α bất kỳ với trục của dây quấn phần tĩnh (hình 3.19).
Trƣờng hợp này, có thể xem nhƣ động cơ có hai cuộn dây: cuộn W1 = Wsinα đóng vai trò là cuộn kích thích WK và cuộn W2 = Wcosα đóng vai trò của dây quấn bù
WB nhƣ trƣờng hợp động cơ điện đẩy có hai dây quấn ở phần tĩnh nhƣ đã xét ở mục 1. Động cơ sẽ làm việc tƣơng tự động cơ đó. Chiều quay của động cơ tùy thuộc vào chiều chuyển dịch của chổi than đối với trục cuộn dây W.
Hình 3. 19 ĐC điện đẩy có một cuộn dây phần tĩnh
a b W1 α b) W2 a b W U α a) U U
Chú ý rằng lúc α = 900
(hình 3.20a) thì tổng sức điện động trong mỗi nhánh của dây quấn phần ứng bằng không. Do
đó, dòng điện trong phần ứng và momen
do động cơ đó sinh ra cũng bằng không.
Lúc đó động cơ điện đƣợc coi nhƣ một máy biến áp hở mạch thứ cấp. Vị trí của chổi than ứng với góc α = 900 gọi là vị trí không tải. Một vị trí đặc biệt khác của chổi than là lúc α = 00 (hình 3.20b) lúc này sức điện động ở hai đầu chổi than sẽ có trị số lớn nhất.
Trong phần ứng sẽ sinh ra dòng điện I2 tạo thành sức điện động ngƣợc với sức điện động của dây quấn kích từ. Do đó, momen sinh ra cũng bằng không. Động cơ đƣợc xem nhƣ một máy biến áp làm việc ở tình trạng ngắn mạch, vị trí của chổi than tƣơng ứng lúc đó gọi là vị trí ngắn mạch.
Ở những góc α xác định thì đặc tính cơ và các đặc tính làm việc cũng gần giống nhƣ động cơ kích thích nối tiếp. Việc điều chỉnh tốc độ và mở máy loại động cơ này tƣơng đối thuận lợi nhờ việc xê dịch chổi than.
Động cơ Thompson thƣờng đƣợc chế tạo với công suất vào khoảng vài chục
kW và đƣợc dùng trong nhiều lĩnh vực kéo tải bằng điện.
Câu hỏi
Câu 3.1 Tại sao đƣa s.đ.đ phụ vào mạch thứ cấp của động cơ không đồng bộ lại điều chỉnh đƣợc tốc độ quay và cos? Làm thế nào để đƣa đƣợc s.đ.đ phụ vào?
Câu 3.2 Trình bày nguyên lý làm việc và cách vận hành của các loại động cơ ba pha kích thích song song, động cơ ba pha kích thích nối tiếp?
Câu 3.3Khi đƣa điện áp xoay chiều một pha vào động cơ xoay chiều một pha có vành góp thì trong đó xuất hiện những s.đ.đ loại nào, tính chất của chúng ra sao?
Câu 3.4 Trình bày nguyên lý làm việc và cách vận hành của các loại động cơ nối tiếp một pha và động cơ điện đẩy?
α=900 a b U α=00 a b U
Hình 3. 20Động cơ điện đẩy
a- vị trí chổi than khi không tải b- khi ngắn mạch
b) a)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Gia Hanh- Trần Khánh Hà - Phan Tử Thụ- Nguyễn Văn Sáu, Máy điện 2, Nhà xuất bảnKhoa học và Kỹ thuật, 2006.
2. Vũ Gia Hanh- Trần Khánh Hà-Phan Tử Thụ- Nguyễn Văn Sáu, Máy điện 1, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2006.
3. Nguyễn Thế Kiệt, Tính toán sửa chữa dây quấn máy điện, Nhà xuất bản Giáo dục,
1995.
4. Nguyễn Hồng Thanh, Máy điện trong điều khiển tự động, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2001.
5. Nguyễn Đức Sỹ, Công nghệ chế tạo thiết bị điện, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2009.
6. Trần Khánh Hà – Nguyễn Hồng Thanh, Thiết kế máy điện, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2006.