Giả sử có hai máy phát điện một chiều 1 và 2, trong đó máy phát điện 1 đã làm việc với một tải I nào đó. Muốn ghép máy phát điện 2 vào làm việc song song với máy phát điện 1 cần phải giữ đúng nhữngđiều kiện sau:
+ Cùng cực tính, nghĩa là phải nối cực dƣơng của máy 2 vào cực dƣơng của thanh góp và nối cực âm của máy 2 vào cực âm của thanh góp.
+ S.đ.đ của máy phát 2 phải bằng điện áp U của thanh góp.
+ Nếu ghép các máy phát kích thích hỗn hợp làm việc song song thì cần có điều kiện thứ 3: Nối dây cân bằng giữa các điểm m và n nhƣ (hình 2.55b)
Điều kiện thứ nhất cần phải đảm bảo chặt chẽ, vì nếu không sau khi đóng cầu dao ghép song song, hai máy phát điện 1 và 2 sẽ bị nối tiếp nhau thành mạch kín
không qua điện trở của tải, gây nên tình trạng ngắn mạch của cả hai máy.
Nếu điều kiện thứ hai không thỏa mãn thì sau khi ghép vào, máy 2 hoặc phải nhận tải đột ngột (nếu E > U) và làm cho điện áp lƣới điện thay đổi hoặc làm việc theo chế độ động cơ điện (nếu E < U).
Hình 2. 55 Sơ đồ nối MPMC làm việc song song
a-MPMC kích từ song song, b-MPMC kích từ hỗn hợp
Điều kiện thứ ba nếu không thỏa mãn tức không có dây cân bằng thì sau khi ghép song song nếu đột nhiên vì một lý do nào đó tốc độ của một trong hai máy, giả sử máy 1 tăng thì s.đ.đ E1 tăng, do đó I1 tăng. Vì các dây quấn kích từ song song và nối
tiếp của máy phát điện kích từ hỗn hợp thƣờng đƣợc nối thuận nên khi I1 tăng, E1 càng
tăng và cứ tiếp tục nhƣ vậy sẽ khiến cho máy 1 giành lấy hết tải và bị quá tải, đồng thời buộc máy 2 giảm dần tải và chuyển từ chế độ máy phát điện sang chế độ động cơ điện. Nếu có dây cân bằng thì sẽ tránh đƣợc hiện tƣờng trên vì dòng điện phần ứng của máy 1 tăng sẽ đƣợc phân phố cho dây quấn kích từ nối tiếp của cả hai máy khiến cho s.đ.đ của cả hai máy đều tăng.