3) Các đặc tính làm việc của động cơ điện đồng bộ
1.8.5 Động cơ điện đồng bộ kiểu từ trễ
Cấu tạo: Roto đƣợc chế tạo từ hợp kim từ cứng có chu trình từ trễ rộng (thép vi- ca-lôi hoặc Alni). Vì loại hợp kim này đắt nên roto thƣờng đƣợc chế tạo lắp ghép, chỉ dùng vật liệu từ cứng ở mặt ngoài (hình 1.52); khe hở không khí giữa roto và stato đƣợc chế tạo bé nhất để giảm dòng điện từ hóa.
4 3 2 b) N S 1 N N S N S N N S a)
Hình 1. 51 Cấu tạo ĐCĐB nam châm vĩnh cửu
1 - Nhôm, 2- Đĩa NCVC, 3 - Roto lồng sóc, 4- Cực N-S xen kẽ
Hình 1. 50 Mặt cắt roto của ĐCĐB phản kháng thép 2p = 4 a) b) 2p = 4 2p = 2 c)
Nguyên lý làm việc: Roto đƣợc từ hóa khi làm việc dƣới tác dụng của từ trƣờng
quay stato (hình 1.53a). Kết quả của việc từ hóa là từ trƣờng của roto bị lệch sau từ trƣờng của stato một góc từ trễ θtt, góc từ trễ này có độ lớn phụ thuộc vào vật liệu chế tạo roto và dấu phụ thuộc vào momen tác dụng trên trục máy. Trƣờng hợp máy là động cơ điện, từ trƣờng quay stato vƣợt trƣớc từ trƣờng quay roto nên góc θtt< 0, ngƣợc lại khi làm việc ở chế độ máy phát từ trƣờng stato chậm sau từ trƣờng roto nên góc θtt> 0.
Momen do động cơ từ trễ sinh ra có dạng nhƣ hình 1.53b, nghĩa là không phụ thuộc vào tốc độ của động cơ.
Máy điện đồng bộ kiểu từ trễ chủ yếu đƣợc dùng làm động cơ điện. So với động cơ điện phản kháng thì động cơ từ trễ có ƣu điểm hơn vì không cần dùng đến dây quấn mở máy, kích thƣớc nhỏ và hệ số công suất cosυ cao hơn. Công suất của động cơ điện từ trễ có thể đến 300 ÷ 400W.