2) Từ trƣờng cực từ phụ
2.3 Dây quấn phần ứng máy điện một chiều
2.3.1 Khái quát chung
Dây quấn phần ứng máy điện một chiều thực chất là dây quấn phần ứng máy điện xoay chiều kết hợp với vành đổi chiều (vành góp) để chỉnh lƣu s.đ.đ xoay chiều thành s.đ.đ một chiều. Trên thực tế dây quấn này đƣợc hình thành do đối nối tiếp các phần tử dây quấn xếp hoặc sóng (hình 2.15) thành một hoặc hai, ba mạch kín. Một bối dây gồm một hay nhiều vòng dây mà hai đầu của nó nối vào hai phiến góp. Mỗi bối dây có hai cạnh tác dụng, đó là phần đặt vào rãnh của lõi thép. Phần nối hai cạnh tác dụng nằm ngoài lõi thép là phần đầu nối (hình 2.15).
Dây quấn phần ứng máy điện một chiều chia làm các loại:
- Dây quấn xếp đơn và xếp phức tạp
- Dây quấn sóng đơn và sóng phức tạp
- Dây quấn hỗn hợp là sự kết hợp của hai dây quấn xếp và sóng thƣờng dùng trong các máy điện một chiều công suất lớn.
(a) (b) (1) (2) (3) Hình 2. 15 Hình dáng bối dây a) dạng xếp, b)dạng sóng
Để giảm bớt số rãnh so với số phần tử, có thể chế tạo bố dây gộp u = 1, 2, 3... phần tử lại với nhau (hình 2.16). Nhƣ vậy
khi đặt bối dây vào rãnh thành dây quấn hai lớp trong rãnh sẽ có 2u cạnh tác dụng. Chia rãnh thành u rãnh nguyên tố, mỗi rãnh nguyên tố có hai cạnh tác dụng, một cạnh nằm ở lớp trên, một cạnh nằm ở lớp dƣới thì quan hệ giữa số rãnh Z của phần ứng so với số rãnh nguyên tố Znt = u.Z.
Vì mỗi rãnh nguyên tố có đặt hai cạnh tác dụng, mỗi phần tử có hai cạnh tác dụng và mỗi phiến góp cũng hàn với hai cạnh tác dụng của hai phần tử nối tiếp nhau nên ta có quan hệ:
Znt = S = G, trong đó S là số phần tử, G là số phiến góp.
Để vẽ sơ đồ trải ta phải xác định các tham số của dây quấn phần ứng:
a) b) Hình 2. 17 Các tham số sơ đồ trải dây quấn phần ứng
a) Kiểu xếp tiến,b) Kiểu sóng tiến
+ Bƣớc dây quấn y là khoảng cách giữa hai cạnh của mỗi phần tử, của dây quấn phần ứng máy điện một chiều đƣợc tính theo số rãnh nguyên tố:
𝑦 =𝑍𝑛𝑡
2𝑝 ±𝜀 (2-5)
Trong đó: là số nguyên hoặc phân sốđể y là số nguyên. Khi: = 0: dây quấn bƣớc đủ, y = ; > 0 : dây quấn bƣớc dài, y > ; < 0: dây quấn bƣớc ngắn, y < . u =2 u=1 u =3 Hình 2. 16 Rãnh nguyên tố và rãnh thực
+ Bƣớc trên phần ứng yƣ là khoảng cách giữa hai cạnh tác dụng đầu (hoặc cuối) của hai phần tử liên tiếp tính bằng số rãnh nguyên tố.
+ Bƣớc trên vành góp yG là khoảng cách giữa hai phiến góp nối với hai đầu dây của một phần tử, cũng là khoảng cách giữa hai đầu của hai phần tử liên tiếp tính bằng số phiến góp.
Khi đặt hai phần tử liên tiếp cách nhau yƣ rãnh nguyên tố trên phần ứng thì cũng phải xê dịch yG phiến góp trên vành góp, nên phải có quan hệ yƣ = yG.